5 bài thuốc từ củ nghệ đen

Thứ năm - 29/02/2024 20:22
Nghệ đen là một vị thuốc được dùng cả trong Đông y và Tây y. Lấy tên thuốc là nga truật, nghệ đen thường được dùng chữa đau bụng do nhiễm lạnh, khó tiêu, bế kinh, tích huyết.
Cây nghệ đen cho vị thuốc nga truật.
Cây nghệ đen cho vị thuốc nga truật.

1. Đặc điểm và công dụng của nghệ đen

Là một loài cây thảo, nghệ đen cao chừng 1-1,5m, có thân rễ hình nón, có khía chạy dọc. Củ tỏa ra theo hình chân vịt, cây mẫm và chắc. Vỏ củ màu vàng nhạt; ngoài những củ chính ra, còn có những củ phụ, có cuống hình trứng hay hình quả lê, màu trắng. Lá có bẹ ôm vào thân cây ở phía dưới. Cụm hoa mọc ngang thường xuất hiện trước khi ra lá.

Củ thu hoạch vào mùa Đông. Khi thu hái, cắt bỏ rễ con, đồ chín rồi phơi khô. Có khi thái mỏng rồi mới phơi khô. Hoặc đem nghệ đen ngâm nước với giấm (500g nghệ đen + 250 ml nước và 150ml giấm), sau đó đun cho đến cạn, đem ra thái mỏng, rồi phơi khô.

Theo Đông y: Nghệ đen có vị cay, đắng, tính ôn, vào kinh can; có tác dụng tán huyết ứ, hành huyết trệ, tiêu tích hòn, thông kinh bế, lợi tràng vị, trừ thấp nhiệt; chữa ngực bụng đau tức, ăn uống không tiêu, kinh nguyệt bế không đều.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại: Nghệ đen có thể giúp giảm đau kháng viêm thông qua tác động ức chế đáng kể một số chất trung gian gây viêm; giúp làm lành vết loét, bảo vệ dạ dày, giảm đáng kể pH dạ dày…

Ngoài ra nghệ đen cũng được ghi nhận là giảm cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL – cholesterol. Đây là những loại cholesterol gây rối loạn lipid máu, xơ vữa mạch máu, các bệnh lý mạch vành và đột quỵ não... đồng thời giúp tăng loại choleterol tốt là HDL – choleterol, ức chế kết tập tiểu cầu và ngăn chặn hình thành huyết khối.

Nghệ đen còn có tác dụng lên tụ cầu vàng Staphylococcus aureus, Corynebacterium amycolatum, vi khuẩn gây tiêu chảy Escherichia coli, nấm Candida albicans và nấm Aspergillus ochraceus.

2. Bài thuốc chữa bệnh từ nghệ đen

Phòng và điều trị đau bụng do nhiễm lạnh: Nghệ đen 100g, mộc hương 50g; tán nhỏ; mỗi lần uống 3g với nước giấm nhạt.

Phòng và điều trị đau bụng do bế kinh, đới hạ: Nghệ đen 8g, xuyên khung 5g, thục địa 10g, bạch thược 10g, bạch chỉ 10g; tất cả tán bột mịn, trộn đều; ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng nước muối nhạt.

Phòng và điều trị rối loạn kinh nguyệt, rong kinh: Nghệ đen 16g, ích mẫu 16g; sắc uống trong ngày.

Hỗ trợ điều trị u, hạch, tích tụ: Nghệ đen, ngưu tất, củ rẻ quạt, mỗi vị 12g; sắc uống ngày 1 thang.

Chữa trẻ em cam tích, biếng ăn, bụng ỏng, đại tiện lắt nhắt hoặc người lớn đau dạ dày, táo bón, ợ hơi: Nghệ đen 8g, hột muồng trâu 6g; sắc uống trong ngày.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai và kinh nguyệt quá nhiều kiêng dùng.

Nguồn tin: Mỹ Tuyết (Theo SKĐS):

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
PHÁP ĐIỂN
Thống kê
  • Đang truy cập358
  • Hôm nay66,021
  • Tháng hiện tại657,053
  • Tổng lượt truy cập40,046,098
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây