Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Thứ ba - 01/10/2024 21:44
Minh họa trẻ mắc tiêu chảy dẫn tới mệt mỏi, không vui chơi. Ảnh: PhotoAC
Minh họa trẻ mắc tiêu chảy dẫn tới mệt mỏi, không vui chơi. Ảnh: PhotoAC
Bệnh tiêu chảy khiến cơ thể mất nước, có thể nguy hiểm tính mạng, khi kéo dài trên hai tuần ảnh hưởng niêm mạc ruột, gây suy dinh dưỡng.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết tiêu chảy là bệnh phổ biến thứ hai ở trẻ nhỏ, sau nhiễm trùng hô hấp. Tác nhân gây bệnh thường gặp gồm vi khuẩn E.coli và virus, thường gặp nhất là Rotavirus, Norovius và các virus khác như adenovirus... Tuy nhiên, bệnh ảnh hưởng nặng tới sự phát triển thể chất và trí tuệ của em bé khi không điều trị đúng cách, kịp thời.

Hơn 40 năm công tác trong lĩnh vực nhi khoa, bác sĩ gặp rất nhiều trẻ bị tiêu chảy, có trường hợp kéo dài trên hai tuần dẫn tới rối loạn hấp thu, suy dinh dưỡng. Trẻ thiếu toàn bộ chất dinh dưỡng, dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng. Đồng thời, suy dinh dưỡng dẫn tới nhiều bệnh khác, như nhiễm trùng hô hấp với viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai. Trẻ ốm, tiếp tục chán ăn và hấp thu kém, nuôi dưỡng kém, tiếp tục suy dinh dưỡng...

Một số trẻ gặp biến chứng tức thời như đi ngoài nhiều lần, mất nước. Nhóm trẻ béo phì thường trở nặng, sốc, nguy hiểm tính mạng. Lý do, bệnh nhi vẫn hồng hào, có vẻ khỏe mạnh, khiến gia đình khó nhận biết biểu hiện mất nước.

Theo PGS Dũng, bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ có thể cấp tính hoặc mạn tính. Dấu hiệu bệnh là trẻ đại tiện trên 3 lần/ngày, kèm theo đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, mất nước hoặc đi ngoài nhiều lần hơn và mệt nhiều hoặc lờ đờ, hôn mê... Phân lỏng, có thể lẫn dịch nhầy.

Phần lớn trẻ gặp biến chứng tiêu chảy do gia đình xử trí chưa đúng cách. Sai lầm phổ biến là gia đình sử dụng các thực phẩm chức năng dạng pha sẵn, dẫn tới không bù nước kịp thời cho trẻ. Một số điều trị tiêu chảy theo mẹo như sử dụng đơn thuốc cũ hoặc là chỉ cho trẻ uống berberin để cầm tiêu chảy. Việc dùng thuốc sai cách không giúp điều trị tiêu chảy, ngược lại khiến bệnh trở nặng.

PGS Dũng nhấn mạnh gia đình cần xử trí tiêu chảy đúng cách để tránh bệnh kéo dài, ảnh hưởng tính mạng trẻ. Bước đầu tiên, gia đình cho con uống ngay oresol được pha đúng tỷ lệ, nhằm bổ sung nước và điện giải cho trẻ.

Nếu bé chơi tỉnh táo ngoan ngoãn, gia đình không cần đưa đi khám, tiếp tục chăm sóc, tăng cường dinh dưỡng cho trẻ. Trường hợp con mệt, nôn, sốt rất cao, tiểu ít hoặc phân có máu, tiếp tục đi ngoài hoặc đi ngoài hơn 10 lần một ngày, gia đình cho trẻ khám ngay để tránh nguy hiểm tính mạng.

Trong và sau thời gian tiêu chảy, trẻ có thể dùng men vi sinh để hỗ trợ cân bằng vi sinh đường ruột, chống tái nhiễm. Loại men này chứa sinh vật có ích, khi uống vào có thể cải thiện hệ vi sinh đường ruột, từ đó hỗ trợ trẻ hấp thu, hồi phục sức khỏe.

Ngoài ra, bác sĩ Dũng khuyến cáo tiêu chảy dễ lây lan hơn trong môi trường học sinh đông đúc, đặc biệt từ nhà vệ sinh chưa đạt chuẩn, không có thói quen vệ sinh, rửa tay, nhà vệ sinh thiếu xà phòng, nước sạch, các bề mặt tiếp xúc không được làm sạch thường xuyên... Do đó bác sĩ lưu ý gia đình, nhà trường giữ nhà vệ sinh sạch, có đủ nước rửa tay, xà phòng, khăn lau tay sạch hoặc giấy lau sau khi sử dụng.

Nguồn tin: Bảo Thy (Theo vnexpress.net)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG TIN VỀ DỊCH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUS CORONA GÂY RA (nCoV)
CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
Thống kê
  • Đang truy cập197
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm192
  • Hôm nay56,676
  • Tháng hiện tại211,661
  • Tổng lượt truy cập36,117,410
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây