Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác điều trị bệnh tay chân miệng

Thứ hai - 12/06/2023 08:09
Theo hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm, trong 5 tháng đầu năm 2023, cả nước ghi nhận 8.995 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 03 trường hợp tử vong tại Đắk Lắk, Kiên Giang, Long An. So với cùng kỳ 2022 số mắc giảm 28%, tử vong tăng 02 trường hợp, trong đó ghi nhận cao nhất tại Miền Nam.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác điều trị bệnh tay chân miệng
Để hạn chế đến mức thấp nhất số tử vong do bệnh tay chân miệng, ngày 12/6/2023,  Bộ Y tế đã có công văn khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và Y tế các Bộ, ngành yêu cầu trin khai thực hiện các biện pháp tăng cường công tác điều trị bệnh tay chân miệng.

Theo đó, các đơn vị khẩn trương lập và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống bệnh tay chân miệng trên địa bàn. Kiểm tra, đánh giá v nhân lực, cơ sở vật cht, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất và vật tư y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc, bảo đảm sẵn sàng tiếp nhận và điều trị bệnh tay chân miệng.

Tăng cường công tác theo dõi người bệnh tay chân miệng đang nằm nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt trong các ngày nghỉ l, ngày nghỉ cuối tuần để phát hiện, điều trị kịp thời khi ca bệnh có diễn biến nặng lên. Ghi chép hồ sơ bệnh án đầy đủ, chi tiết. Phát hiện sớm, tổ chức hội chẩn và chuyn tuyến kịp thời khi người bệnh có diễn biến bất thường.

Chỉ đạo, kiểm tra và giám sát các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc thu dung, điều trị người bệnh theo Hướng dn chn đoán, điu tr bệnh tay chân miệng ban hành kèm theo Quyết định s 1003/QĐ-BYT ngày 30/3/2012 ca Bộ trưởng Bộ Y tế và tham khảo các nội dung chuyên môn tại Cm nang chn đoán và xử trí bệnh Tay chân miệng ở trẻ em của Bộ Y tế.

Tăng cường các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm trong bệnh viện, phân tuyến điều trị, tổ chức sàng lọc, phân loại người bệnh điu trị ngoại trú và điu trị nội trú theo lưu đồ xử trí bệnh tay chân miệng và cũng cố nguồn lực cho đơn vị hồi sức bệnh tay chân miệng ở tuyến tỉnh.
Sở Y tế tham mưu và trình y ban nhân dân tỉnh, thành phố các biện pháp tăng cường phòng, chống bệnh tay chân miệng: công tác truyền thông, bảo đảm đủ trang thiết bị, thuốc, hóa chất và vật tư y tế cần thiết để đáp ứng yêu cầu điều trị.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện đa khoa Trung ương Huế, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, các Bệnh viện Bệnh nhiệt đới các tỉnh rà soát các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất và vật tư y tế tại các đơn vị điều trị bệnh tay chân miệng để tiếp nhận các ca bệnh nặng từ các cơ sở khám, chữa bệnh trong tỉnh và các tỉnh khác chuyển đến. Tăng cường công tác chỉ đạo tuyến, tập huấn và tổ chức các kíp thường trực cấp cứu sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn cho các tỉnh theo địa bàn đã được phân công và khi có yêu cu hỗ trợ./.

Tác giả bài viết: Thanh Trọng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG TIN VỀ DỊCH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUS CORONA GÂY RA (nCoV)
CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
Thống kê
  • Đang truy cập174
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm162
  • Hôm nay47,545
  • Tháng hiện tại638,688
  • Tổng lượt truy cập34,958,517
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây