Cảnh báo trẻ bị động vật cắn, húc

Chủ nhật - 25/08/2024 20:51
Một trong những tai nạn thương tích mà trẻ hay gặp nhất trong những dịp nghỉ hè dài ngày là từ những con vật nuôi trong nhà (chó, mèo,…) và những loài động vật khác như trâu, bò… cắn, húc.
Nhanh chóng làm các động tác sơ cứu như vết thương do động vật cắn.
Nhanh chóng làm các động tác sơ cứu như vết thương do động vật cắn.

Trẻ em dễ bị động vật cắn, húc vì bản tính trẻ em rất hiếu động và tò mò hay trêu chọc súc vật và chưa lường hết được sự nguy hiểm.

Các loại vết thương thường gặp

Có 2 loại vết thương đó là: vết thương kín và vết thương hở.

· Vết thương kín. Vết thương kín thường do chấn thương trực tiếp như ngã hoặc bị tấn công bởi một vật gì đó. Trên vết thương kín, da không bị xước nhưng mô bên dưới hoặc huyết quản bị tổn thương, gây chảy máu dưới da, sưng.

· Vết thương hở. Xảy ra khi da bị rách do va đập hoặc một số vật thể gây ra: Vết trầy xước; Vết cắt; Vết rách; Vết đâm sâu.

 

Một trong những tai nạn thương tích mà trẻ hay gặp, nhất là những dịp nghỉ hè dài ngày là do chính những con vật nuôi trong nhà (chó, mèo, chuột…) và những loài động vật khác như trâu, bò… cắn, húc.

Sơ cứu khi trẻ bị động vật cắn, húc

Các bước xử trí và sơ cứu phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của vết thương. Khi trẻ bị động vật tấn công, bạn cần:

· Giúp trẻ bình tĩnh bằng cách an ủi và giải thích.

· An ủi, vỗ về sẽ giúp cho trẻ tránh sợ hãi và phòng trẻ bị choáng.

· Rửa vết cắn bằng nhiều nước và xà phòng.

· Rửa tay sạch trước và sau khi sơ cứu vết thương.

· Phủ lên vết thương một miếng vải sạch và băng lại.

· Lập tức báo với người thân của trẻ hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Tùy từng trường hợp cụ thể sẽ có những các sơ cứu khác nhau

Với trường hợp bị chó cắn

Nhanh chóng làm các động tác sơ cứu như vết thương do động vật cắn. Nếu vết thương do chó cắn bị rách da, sơ cứu và chuyển trẻ tới cơ sở y tế gần nhất, nơi có vắc xin tiêm phòng uốn ván. Tìm xem con chó có bị ốm (bệnh) hoặc có những hành vi lạ không. Nếu con chó yếu và sùi bọt mép có thể là chó dại. Người bị chó dại cắn thường dẫn đến cái chết nếu không được tiêm phòng kịp thời. Cần nhốt chó và theo dõi trong 10 ngày để tránh trường hợp chó bị dại và hạn chế việc chó có thể cắn thêm người khác hoặc các gia súc khác.

Với trường hợp bị rắn cắn

Quan sát xung quanh cẩn thận để tránh mối nguy hiểm đối với bạn. Nhanh chóng đặt trẻ nằm xuống. Cho trẻ nằm yên để làm chậm sự lan truyền của nọc độc rắn. Di chuyển nạn nhân xa ra khỏi tầm hoạt động của con rắn. Rửa sạch vết cắn bằng nước càng nhiều càng tốt để lấy đi nọc độc. Trong trường hợp không có sẵn nước, hãy dùng bất cứ chất lỏng nào có sẵn để rửa ngay vết thương cho trẻ.

Tháo bỏ đồ trang sức và nới lỏng quần áo chật nhằm tránh gây chèn ép khiến vết thương bắt đầu sưng lên. Điều chỉnh tư thế sao cho vùng bị cắn nằm thấp hơn mức tim, chẳng hạn như nằm xuống, kể cả trong lúc được vận chuyển đến bệnh viện. Làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước muối sinh lý. Dùng một miếng gạc khô và sạch để băng kín vùng bị cắn.

Nếu trẻ bị rắn cắn ở chân hoặc cánh tay, hãy bất động chi đó bằng một cái nẹp theo cách bất động gãy xương. Hạn chế cử động để làm chậm sự lây lan của nọc độ.

Với trường hợp bị trâu bò húc

Trâu bò húc có thể gây rách da, chảy máu, thủng bụng gây tổn thương phủ tạng, gây mù mắt, có trường hợp bị quật ngã dẫn tới chết người. Sơ cứu trong trường hợp bị trâu bò húc phải đảm bảo các nguyên tắc cầm máu, bất động và nếu nặng phải chuyển ngay tới cơ sở y tế giống như trong trường hợp bị tai nạn giao thông.

Cách phòng tránh an toàn, hiệu quả

Tuyên truyền, hướng dẫn không để xảy ra tai nạn

Tuyên truyền cho cha mẹ, những người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ sự nguy hiểm khi bị động vật cắn và các loại động vật cắn thường gặp. Hướng dẫn trẻ vui chơi an toàn: không nghịch tổ ong, không trêu chọc chó, mèo và các vật nuôi, không chơi gần các bụi rậm để tránh bị rắn cắn. Quản lý trẻ và xây dựng các điểm vui chơi an toàn cho trẻ tại cộng đồng. Dạy cho trẻ em biết những con vật nguy hiểm và không nguy hiểm, những nơi loài vật nguy hiểm thường ở để tránh xa.

Xây dựng môi trường an toàn:

Phải có ý thức đưa chó, mèo đi tiêm phòng vaccin phòng dại trong các chiến dịch tổ chức tiêm phòng cho chó tại cộng đồng…

· Không thả chó bừa bãi, khi cho chó ra đường phải có rọ mõm.

· Phát quang bụi rậm xung quanh nhà.

· Phải có người giám sát và chăm sóc để trẻ không lại gần các con vật.

· Dạy trẻ không được trêu chọc chó, mèo và các vật nuôi khác; nếu thấy chó lạ, tuyệt đối không chạy hoặc hét lên, cách tốt nhất là đứng im, không động đậy, không nhìn vào mắt chó; không cho chó ăn nếu chưa cho nó ngửi và nhìn mình; nếu bị chó xô ngã nằm thẳng ra.

· Cần cảnh báo với mọi người nguy cơ bị rắn cắn, đặc biệt là trong khi và sau khi lũ lụt.

· Nhân viên y tế, người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ cần được tập huấn về các kiến thức và kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu khi bị động vật cắn.

Nguồn tin: Trung tâm KSBT Bến Tre::

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
PHÁP ĐIỂN
Thống kê
  • Đang truy cập175
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm173
  • Hôm nay60,036
  • Tháng hiện tại1,533,824
  • Tổng lượt truy cập39,067,208
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây