Đối với những bệnh mạn tính, chế độ ăn là một trong những phương pháp điều trị không dùng thuốc mà ngày càng được quan tâm, đây là phương pháp khá đơn giản nhưng đóng vai trò quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả điều trị. Vậy chế độ ăn nào là phù hợp cho người đang điều trị viêm gan để hỗ trợ hồi phục và mau hết bệnh, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Chế độ ăn cho người viêm gan quan trọng như thế nào?
Viêm gan là tình trạng trạng viêm nhiễm ở gan, thường do các virus viêm gan A, B, C gây nên. Viêm gan nếu không được can thiệp xử lý kịp thời sẽ tiến triển thành viêm gan mạn tính, người bệnh đối mặt với nguy cơ cao gặp các biến chứng nguy hiểm khác như xơ gan, suy gan và ung thư gan.
Bệnh viêm gan hiện chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn mà ưu tiên điều trị thuyên giảm triệu chứng lâm sàng kết hợp với điều chỉnh lối sống. Trong đó, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình bảo vệ sức khỏe của gan. Gan vốn là nơi chịu trách nhiệm lọc các chất độc từ thức ăn và đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Một trong những chức năng chính của gan là tổng hợp protein, chuyển hóa các chất dinh dưỡng…
Vì vậy chất lượng của thức ăn có thể ảnh hưởng lớn đến chức năng và sức khỏe của gan. Việc người bệnh gan cần ăn uống theo đúng chế độ dinh dưỡng, hiểu rõ viêm gan nên ăn gì và kiêng ăn gì giúp ngăn chặn tình trạng tổn thương gan tiến triển nặng hơn, hỗ trợ quá trình hồi phục và cải thiện chức năng gan.
Chế độ ăn dành cho người viêm gan
1. Ăn đủ chất đạm
Người bệnh viêm gan cần bổ sung chất đạm (protein). Chất đạm có khả năng giúp tái tạo các mô và tế bào tổn thương. Đồng thời, đạm cũng ngăn ngừa tích tụ chất béo trong cơ thể và chống độc, có tác dụng tốt cho người bị tổn thương gan do viêm.
Khi gan suy giảm chức năng, người bệnh gan nên lựa chọn nguồn đạm dễ chuyển hóa, đến từ thực vật.
Nguồn đạm động vật không phải là lựa chọn tối ưu vì gan cần thời gian chuyển hóa chất đạm này nhiều hơn so với đạm thực vật. Do đó, người bệnh nên ưu tiên lựa chọn nguồn đạm đến từ thực vật sẽ giúp gan không bị quá tải trong hoạt động chuyển hóa chất, vẫn nhận được những lợi ích sức khỏe đến từ đạm.
Những thực phẩm giàu đạm mà người bệnh gan nên ăn bao gồm: đậu hũ, trứng, sữa, các loại thịt trắng như gà và cá, thịt lợn nạc…
Điều quan trọng là phải ăn đủ protein để tránh dư thừa hay thiếu hụt.
2. Ăn đủ lượng tinh bột (carbohydrate) cần thiết
Tinh bột hay carbohydrate đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng người bị viêm gan. Khi gan bị viêm và tổn thương, cơ thể sẽ mất đi một lượng glycogen nhất định. Trong đó, glycogen là một chất được dự trữ bên trong cơ và gan, là nguồn năng lượng hoạt động cho những cơ quan khác.
Việc ăn đủ lượng tinh bột cần thiết giúp người bệnh viêm gan hấp thu đủ lượng glycogen để cung cấp năng lượng và hạn chế tình trạng mệt mỏi, suy nhược do triệu chứng viêm gan gây ra. Những thực phẩm có chứa tinh bột được khuyến khích cho người bệnh gan bao gồm: bánh mỳ, gạo, mật ong, trái cây.
Để không tăng thêm gánh nặng lên gan, người bệnh viêm gan nên ưu tiên chọn bổ sung chất bột đường từ trái cây có độ ngọt tự nhiên giúp gan dễ chuyển hoá hơn.
3. Tăng cường thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Nhóm giàu vitamin và khoáng chất thuộc những thực phẩm tốt giúp gan thải độc. Phần lớn trong các loại trái cây có chứa những vi chất có lợi cho sức khỏe như vitamin B1, B6 và B12, canxi, kali và sắt. Những loại vi chất này có tác dụng thúc đẩy quá trình chữa lành các mô gan bị tổn thương, chống oxy hóa và tăng cường đề kháng cho cơ thể người bệnh.
Một số loại trái cây tốt, giàu vitamin và khoáng chất, nằm trong danh sách viêm ăn nên ăn gì mà người bệnh được khuyến khích ăn như bưởi, táo, chuối, nho.
4. Ưu tiên món thanh đạm, nhạt và ít gia vị
Chế biến thực phẩm thanh đạm, ít gia vị giúp giảm tải áp lực cho gan. Người bệnh viêm gan không nên ăn uống quá kiêng khem mà cần lưu ý cách chế biến thực phẩm. Không nhất thiết phải cắt bỏ hoàn toàn gia vị ra khỏi bữa ăn, tuy nhiên cần kiểm soát liều lượng sử dụng vừa đủ.
5. Ưu tiên các thức ăn dễ tiêu hóa
Thức ăn dễ tiêu hóa, có kết cấu dạng lỏng như canh, súp… giúp cho quá trình tiêu hóa được diễn ra dễ dàng hơn. Gan thực hiện chuyển hóa và lọc chất thải. Hệ tiêu hóa của người viêm gan hoạt động chậm hơn so với người khỏe mạnh, dễ gây ra tình trạng mệt mỏi, chán ăn và trướng bụng. Ưu tiên thức ăn dễ tiêu hóa sẽ giúp người bệnh hồi phục dần và ổn định lại chức năng gan.
6. Chọn thực phẩm an toàn, ưu tiên thực phẩm sạch
An toàn vệ sinh thực phẩm là tiêu chí hàng đầu cần được đảm bảo để tránh bệnh biến chuyển xấu do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể và gan.
Viêm gan kiêng ăn gì?
1. Không uống rượu bia
Bia rượu là thức uống người bệnh viêm gan cần tuyệt đối loại bỏ. Bia rượu hay thức uống có cồn đều chứa ethanol. Đây là chất mà khi đi vào trong cơ thể người sẽ tự chuyển hóa thành một loại chất có hại cho gan, cũng là nguyên nhân ra các bệnh gan thường thấy như viêm gan và thoái hóa gan nhiễm mỡ. Nếu sử dụng bia rượu trong khi đang bị viêm gan, hoặc đang điều trị viêm gan thì người bệnh sẽ có nguy cơ mắc phải cá biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan…
2. Món ăn tái sống, lên men
Thức ăn tái sống, đồ lên men vốn chứa nhiều vi khuẩn, độc tố không tốt, không phải là loại thực phẩm mà viêm gan nên ăn gì. Ở người viêm gan, chức năng gan không còn hoạt động tốt như người có gan khỏe mạnh. Vi khuẩn và độc tố trong thức ăn dễ dàng tấn công khiến sức khỏe gan trở nên nghiêm trọng hơn.
3. Các thực phẩm chế biến sẵn hoặc thực phẩm nhiều đường, chất tạo ngọt
Thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn chứa một lượng cao chất bảo quản. Thức ăn chế biến sẵn cũng chứa nhiều gia vị như chất béo xấu, dầu mỡ, muối… Hay thực phẩm nhiều đường, chất tạo ngọt sẽ làm tăng áp lực lên gan, cần phải làm việc nhiều hơn để có thể chuyển hóa hết các thực phẩm này.
Ngoài ra, chất tạo ngọt còn là nguyên nhân gây tăng cân.
4. Tránh ăn các thực phẩm lạ vì có thể bị dị ứng
Người bệnh viêm gan không nên ăn những thực phẩm lạ hay có cách chế biến không quen thuộc, nhất là trong giai đoạn điều trị. Điều này giúp cho gan tránh được các yếu tố gây hại và sớm hồi phục.