Khám chữa bệnh từ xa tại tuyến y tế cơ sở thực hiện thế nào?

Thứ năm - 14/12/2023 19:58
Theo Bộ Y tế, Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi được Quốc hội thông qua tại kỳ họp đầu năm 2023, trong đó có Điều 80 quy định về khám bệnh, chữa bệnh từ xa và hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa.
Khám chữa bệnh từ xa mang lại nhiều lợi ích thiết thực, nhất là trong bối cảnh khó khăn về địa lý đối với việc đi lại, thiên tai và đại dịch.
Khám chữa bệnh từ xa mang lại nhiều lợi ích thiết thực, nhất là trong bối cảnh khó khăn về địa lý đối với việc đi lại, thiên tai và đại dịch.

Bộ Y tế vừa có hướng dẫn khám chữa bệnh từ xa tại tuyến y tế cơ sở gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Theo Bộ Y tế, Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi được Quốc hội thông qua tại kỳ họp đầu năm 2023, trong đó có Điều 80 quy định về khám bệnh, chữa bệnh từ xa và hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa với 2 nội dung: Khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa người hành nghề với người bệnh tức là giữa bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên… với người bệnh và hội chẩn trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Hiện nay, Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng các thông tư và văn bản hướng dẫn triển khai hoạt động này.

Loại hình dịch vụ khám chữa bệnh từ xa được thúc đẩy để hỗ trợ khả năng phục hồi của hệ thống y tế và rút ngắn quá trình chuyển đổi sang trạng thái bình thường mới do đại dịch COVID-19.

Nền tảng nào hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa?

Trong danh mục các dịch vụ áp dụng tạm thời trong y tế từ xa có cả các dịch vụ tại tuyến y tế cơ sở như tư vấn sức khỏe từ xa, khám chữa bệnh từ xa giữa bác sĩ gia đình và người bệnh mạn tính (theo nguyên lý Y học gia đình), khám chữa bệnh từ xa giữa bệnh viện tuyến trên và bệnh viện tuyến dưới.

Ngoài ra, nhiều loại dịch vụ khám chữa bệnh từ xa khác cũng đã được áp dụng cho người cung cấp dịch vụ tương tác với người bệnh, chủ yếu ở cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu nhưng chưa có quy định pháp lý và hướng dẫn kỹ thuật.

Thực hiện Quyết định số 823/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc Phê duyệt Kế hoạch triển khai Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa năm 2023, Bộ Y tế đã triển khai Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (Nền tảng VTelehealth), bao gồm chức năng hội thoại truyền hình, chức năng quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân và các tính năng hỗ trợ tư vấn sức khỏe cho người dân qua ứng dụng di động, đồng thời kết nối các thiết bị và hệ thống thông tin tiên tiến để cung cấp các dịch vụ gia tăng lợi ích về sức khỏe cho người dân tại địa chỉ https://vtelehealth.gov.vn/.

Nền tảng Vtelehealth sẽ là nơi tích hợp các giải pháp, ứng dụng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa trên toàn quốc. Mục đích của Hướng dẫn này là xây dựng các nguyên tắc, tiêu chuẩn và quy trình về khám bệnh, chữa bệnh từ xa, cung cấp các khuyến nghị kỹ thuật để triển khai khám bệnh, chữa bệnh từ xa, đảm bảo cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng tốt và an toàn tại tuyến y tế cơ sở ở Việt Nam.

Cơ sở y tế có thể sử dụng bất kỳ phần mềm nào trong số các phần mềm hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa đã được tích hợp với nền tảng Vtelehealth của Bộ Y tế. Danh mục các phần mềm đã được tích hợp có thể tham khảo trên trang web của Vtelehealth tại https://vtelehealth.gov.vn/

Các Trạm y tế, Phòng khám bệnh mạn tính của các bệnh viện, Phòng khám bác sĩ gia đình, Phòng khám chăm sóc sức khỏe ban đầu, chuyên khoa (đơn vị công lập và tư nhân) được áp dụng các phương thức khám chữa bệnh từ xa khi đủ điều kiện.

Người bệnh có thể đến khám theo hẹn đã đặt trước qua ứng dụng khám chữa bệnh từ xa, hoặc tự đến. Cán bộ y tế tại Trạm y tế đánh giá tình trạng người bệnh và thực hiện buổi tư vấn khám chữa bệnh từ xa nếu cần và nếu có sự đồng thuận của người bệnh.

Đặt hẹn và tiếp nhận hẹn khám chữa bệnh từ xa

Đặt hẹn: người bệnh đặt hẹn khám bệnh qua ứng dụng trên điện thoại thông minh. Khi đặt hẹn, người bệnh có thể tự ghi một số dấu hiệu bệnh, dấu hiệu sinh tồn tự quan sát được vào phiếu hẹn.

Tiếp nhận và xử lý hẹn: cán bộ y tế chấp thuận nếu thời gian hẹn phù hợp. Hệ thống sẽ tự động gửi thông báo có người bệnh khi cuộc hẹn được chấp nhận.

Nếu thời gian không phù hợp, cán bộ trạm y tế có thể đề xuất thời gian mới cho cuộc hẹn và gửi tin nhắn thông báo cho người bệnh về lịch hẹn mới.

Bộ Y tế lưu ý, trong tất cả các cuộc khám chữa bệnh từ xa, nếu đó là một tình huống khẩn cấp, thì mục tiêu phải là cung cấp dịch vụ chăm sóc tại chỗ trực tiếp trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, các bước tư vấn hướng dẫn sơ cứu ban đầu là rất quan trọng có thể giúp cứu sống người bệnh.

Chẳng hạn, trong trường hợp chấn thương, lời khuyên và hướng dẫn về việc duy trì tư thế cố định cổ phù hợp có thể giúp bảo vệ cột sống và người bệnh. Khi đó, dựa theo kinh nghiệm của bản thân và điều kiện thực tế bác sĩ tuyến trên sẽ đưa ra các phán đoán, đánh giá để quyết định cách tiếp cận cân bằng giữa việc hướng dẫn sơ cứu ban đầu và việc cung cấp dịch vụ chăm sóc tại chỗ trực tiếp trong thời gian sớm nhất có thể.

Các quyết định chuyên môn có thể được xem xét là:

  • Hướng dẫn cách sơ cấp cứu ban đầu khi cần
  • Tư vấn về các biện pháp chăm sóc trực tiếp tại chỗ
  • Tạo điều kiện chuyển người bệnh lên tuyến trên khi cần thiết và điều kiện cho phép

Điều phối, hỗ trợ và chuẩn bị tiếp nhận bệnh nhân tại tuyến trên nếu cần thiết.

Nguồn tin: Song Khang (Theo SKĐS):

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG TIN VỀ DỊCH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUS CORONA GÂY RA (nCoV)
CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
Thống kê
  • Đang truy cập198
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm193
  • Hôm nay55,692
  • Tháng hiện tại210,677
  • Tổng lượt truy cập36,116,426
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây