Ngày Hen toàn cầu là sự kiện được tổ chức vào ngày thứ Ba tuần đầu của tháng 5 hàng năm. Ngày Hen toàn cầu do Tổ chức phòng, chống hen toàn cầu (GINA) khởi xướng từ năm 1998, nhằm giáo dục và nâng cao nhận thức về bệnh hen trên toàn thế giới. Hen phế quản (HPQ) hay còn gọi bệnh suyễn có triệu chứng lâm sàng như: Khó thở, khò khè, thở rít, đau ngực hoặc ho,...Năm 2023, GINA đã chọn “Chăm sóc bệnh hen cho mọi người” làm chủ đề cho Ngày hen toàn cầu. Phần lớn gánh nặng bệnh tật và tử vong do hen xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Năm 2023, GINA đã chọn “Chăm sóc bệnh hen cho mọi người” làm chủ đề cho Ngày hen toàn cầu. Phần lớn gánh nặng bệnh tật và tử vong do hen xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Theo WHO số người mắc bệnh hen suyễn có xu hướng ngày càng gia tăng. Tại Mỹ, năm 1964 tỷ lệ người mắc bệnh là 183/100.000 dân, tuy nhiên đến năm 1983 con số này đã tăng lên 284/100.000 dân.
Bệnh tăng nhanh ở các quốc gia khác như Pháp, Áo, Phần Lan… Ước tính hiện nay, có khoảng gần 400 triệu người mắc bệnh hen trên thế giới. Đây là bệnh có tỷ lệ tử vong cao chỉ sau ung thư.
Tại Việt Nam, hiện có hơn 4 triệu người bệnh hen suyễn, có 2-6% dân số nói chung và 8-10% trẻ em mắc bệnh hen, trong đó độ tuổi 12-13 có tỷ lệ cao nhất châu Á với gần 30% và đang có chiều hướng gia tăng.
Việc chẩn đoán và điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em thường ở giai đoạn muộn vì triệu chứng đôi khi không rõ ràng, rất khó phát hiện.
Theo khuyến cáo của chuyên gia, khi có dấu hiệu người dân hãy đến cơ sở Y tế gần nhất để được tư vấn và đo chức năng hô hấp để phát hiện và chẩn đoán xác định bệnh hen phế quản. Kiểm soát tốt bệnh hen là góp phần giảm gánh nặng chi phí do điều trị bệnh hen và nâng cao chất lượng sống.