NGƯỜI LỚN TRÊN 60 TUỔI CẦN TIÊM NHỮNG LOẠI VẮC XIN NÀO

Thứ hai - 20/02/2023 22:05
Việc tiêm vắc xin không chỉ quan trọng cho trẻ em mà đối với người lớn, người già cũng rất cần thiết để bảo vệ cơ thể trước những bệnh truyền nhiễm có thể phòng tránh được. Nhóm người lớn từ 60 tuổi trở lên là nhóm đối tượng nguy cơ cao dễ mắc các bệnh truyền nhiễm và khi mắc sẽ rất dễ diến tiến nặng do hệ miễn dịch suy yếu và có nhiều bệnh nền. Những loại vắc xin mà nhóm đối tượng nguy cơ cao này cần được tiêm phòng bao gồm:
NGƯỜI LỚN TRÊN 60 TUỔI CẦN TIÊM NHỮNG LOẠI VẮC XIN NÀO
Vắc xin phòng phế cầu (Prevenar 13)Phế cầu khuẩn là loại vi khuẩn thường trú trong hầu họng của trẻ em và người lớn. Loại vi khuẩn này có nhiều chủng phức tạp, dễ lây truyền qua đường hô hấp. Khi phế cầu khuẩn xâm nhập cơ thể sẽ gây ra những bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng như viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa và nhiễm khuẩn huyết với tỷ lệ tử vong khoảng 10 - 20%. Đặc biệt, với nhóm đối tượng là trẻ nhỏ, người cao tuổi và người có hệ miễn dịch suy yếu, các bệnh do phế cầu khuẩn có thể nâng tỷ lệ tử vong lên tới 50%.

Vắc-xin phế cầu Prevenar 13 được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn Pfizer của Mỹ. Prevenar 13 là vắc-xin thế hệ mới, có chứa 13 chủng vi khuẩn Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn) khác nhau, có công dụng phòng ngừa viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết và các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra.
Vắc-xin phòng phế cầu (Prevenar 13) đặc biệt được khuyến cáo tiêm cho người lớn tuổi, những người có thói quen hút thuốc lá, những bệnh nhân có bệnh lý mạn tính, những người đang bị suy giảm miễn dịch, người cắt lách hay bị bệnh lí đường hô hấp (hen phế quản, COPD...).
 
  1. Vắc xin phòng Cúm
Bệnh cúm là bệnh dễ lây qua đường hô hấp và có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Bệnh cúm có thể gây nguy hiểm đối với những đối tượng như trẻ sơ sinh, thai phụ, người có hệ thống miễn dịch kém và người già đặc biệt là trên 65 tuổi. Đồng thời, virus cúm có thể phát sinh biến thể mới hàng năm.

Chính vì vậy, trong Quyết định số 2078/QĐ-BYT của Bộ Y tế đã khuyến cáo để phòng ngừa bệnh cúm, nên tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm. Các nhóm nguy cơ lây nhiễm cúm nên được tiêm phòng bao gồm: nhân viên y tế, trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi, người có bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, tiểu đường, suy giảm miễn dịch ...), người già trên 65 tuổi.
Ngoài ra, vắc xin phòng cúm có thể tiêm cho cả phụ nữ đang mang thai.
 
  1. Vắc xin phòng thủy đậu
Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu có tên Varicella virus gây ra. Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng, bất cứ ai chưa từng bị thủy đậu hoặc chưa được tiêm vắc-xin phòng thủy đậu đều dễ dàng bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với người bị bệnh thủy đậu.

Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, lở loét do các mụn nước vỡ; viêm não, viêm màng não; viêm phổi thủy đậu; viêm thận, viêm cầu thận cấp; viêm tai giữa, viêm thanh quản,…

Vì vậy cần tiêm phòng thủy đậu, đặc biệt là đối với những đối tượng dễ nhiễm bệnh như: Trẻ em dưới 12 tháng tuổi, thanh thiếu niên chưa được tiêm vắc-xin phòng bệnh, phụ nữ có thai và những người từ 65 tuổi trở lên.
 
  1. Vắc xin phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván
Bạch hầu, ho gà, uốn ván đều là những bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
  • Uốn ván: Ở người lớn, bệnh thường có biểu hiện đau mỏi hàm, khó há miệng, có các triệu chứng như co thắt cơ, cứng cơ ở đầu và cổ, bệnh nhân cảm thấy khó thở và đau khắp người. Uốn ván nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra tử vong.
  • Bạch hầu: Trường hợp nặng có thể có tình trạng khó thở, tắc nghẽn đường hô hấp, viêm cơ tim và suy tim, thậm chí là tử vong.
  • Ho gà: Bệnh thường có biểu hiện ho, chảy nước mũi, hắt hơi, sốt...sau đó gây ra những cơn ho nặng, khó thở, thở rít, thậm chí ngừng thở. Nếu bệnh không được điều trị sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi hoặc tử vong.
Vắc-xin Tdap (Adacel, Boostrix,…) là vắc xin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván. Theo khuyến cáo, bạn nên tiêm một liều Tdap định kỳ vào khoảng 10-13 tuổi; đối với những trường hợp không tiêm Tdap ở độ tuổi này thì nên tiêm càng sớm càng tốt. Có thể tiêm vắc-xin Tdap như Adacel từ 4 đến 64 tuổi, tiêm vắc-xin Boostrix từ 4 tuổi trở lên và nhắc lại mỗi 10 năm, không giới hạn độ tuổi. Đặc biệt, đối với phụ nữ đang mang thai, nếu trước khi mang thai chưa được tiêm Tdap thì có thể tiêm một liều Tdap vào thai kỳ tuần thứ 27 – dưới 35 tuần để bảo vệ thai nhi khi sinh ra không mắc bệnh ho gà sớm ở giai đoạn sơ sinh.

Nguồn tin: Bs Loan Thy - Khoa PCBKLN - CDC Bến Tre:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG TIN VỀ DỊCH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUS CORONA GÂY RA (nCoV)
CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
Thống kê
  • Đang truy cập210
  • Hôm nay54,222
  • Tháng hiện tại603,253
  • Tổng lượt truy cập38,136,637
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây