NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ

Thứ tư - 01/06/2022 23:04
Đậu mùa khỉ là một bệnh lây nhiễm từ động vật do vi rút gây ra. Bệnh có thể lây từ động vật sang người hay cũng có thể lây giữa người với người. Bệnh được gọi đậu mùa khỉ vì bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở những đàn khỉ nuôi để nghiên cứu vào năm 1958. Sau đó, bệnh được phát hiện ở người vào năm 1970.
Bệnh đậu mùa khỉ đang lây lan ở nhiều nước trên toàn cầu
Bệnh đậu mùa khỉ đang lây lan ở nhiều nước trên toàn cầu
Đường lây bệnh

Người mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ làm lây nhiễm trong thời gian có triệu chứng: từ 2 đến 4 tuần. Người tiếp xúc gần với người có triệu chứng có thể bị lây bệnh. Các nốt ban, dịch cơ thể như dịch, mủ hoặc máu từ tổn thương trên da và vảy. có nguy cơ làm lây nhiễm. Quần áo, ga gối, khăn mặt hoặc vật dụng khác như: chén dĩa bị nhiễm vi rút do tiếp xúc với người nhiễm bệnh cũng có thể làm lây bệnh. Vi rút cũng có thể lây qua nước bọt qua vết loét, tổn thương trong miệng.

Do đó, người có nguy cơ nhiễm bệnh cao khi
tiếp xúc gần với người bệnh như: người nhà và bạn tình. Vi rút cũng có thể làm lây bệnh từ người đang có thai sang bào thai qua rau thai hoặc từ cha mẹ nhiễm bệnh sang con trong hoặc sau khi sinh do tiếp xúc trực tiếp da với da.


Biểu hiện của bệnh

Biểu hiện điển hình của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm: sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, mệt mi, sưng hạch và phát ban hoặc tổn thương da. Ban thường bắt đầu với 1 đến 3 ngày sau khi sốt. Tổn thương da có thể phẳng hoặc hơi nổi, chứa dung dịch trong hoặc hơi vàng, và sau đó có thể đóng vảy, khô và rụng vảy. Số lượng tổn thương da trên một người có thể dao động từ một vài cho đến vài nghìn nốt. Ban có xu hướng tập trung ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Các tổn thương cũng có thể gặp ở miệng, bộ phận sinh dục và mắt. Triệu chứng thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần và tự biến mất mà không cần điều trị. Nhưng bệnh cũng có thể các biến chứng, thậm chí là tử vong. Trẻ sơ sinh, trẻ em và người có bệnh nền, suy giảm miễn dịch có thể bệnh nghiêm trọng hơn và tử vong.

* Phòng bệnh: Hiện ở nước ta chưa có vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ. Các biện pháp phòng bệnh được Bộ Y tế khuyến cáo là:

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch có chứa cồn, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh.

Giặt quần áo, khăn, ga giường và dụng cụ ăn của người bệnh bằng nước ấm và bột giặt.

Làm sạch, khử khuẩn bề mặt đã bị nhiễm bẩn và tiêu hủy chất thải bị nhiễm bẩn.

Nguồn tin: Nguyễn Giàu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG TIN VỀ DỊCH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUS CORONA GÂY RA (nCoV)
CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
Thống kê
  • Đang truy cập69
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm58
  • Hôm nay6,866
  • Tháng hiện tại301,953
  • Tổng lượt truy cập14,869,393
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây