Phòng bệnh tay-chân-miệng

Thứ tư - 07/06/2023 22:07
Thời tiết đã vào hè với nắng nóng và mưa nhiều, tạo điều kiện cho một số bệnh truyền nhiễm phát triển, trong đó có bệnh tay-chân-miệng. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng tăng mạnh vào khoảng thời gian tháng 3- 5 và tháng 9-12. Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế, từ đầu năm 2023 đến nay cả nước ghi nhận gần 9.000 trường hợp mắc tay-chân-miệng, trong đó đã có trường hợp tử vong, số ca mắc có xu hướng tăng nhanh trong các tuần gần đây.
Phòng bệnh tay-chân-miệng
Nguyên nhân gây bệnh:

Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng ở trẻ có tác nhân là do Vi rút Coxsakie gây nên. Khiến trẻ bị bệnh tay chân miệng. Cảm giác khó chịu, thường khi được chữa trị sớm bệnh sẽ mau khỏi và không để lại di chứng gì. Nhưng cha mẹ cũng cần để ý đến sức khỏe và phòng tránh cho trẻ không bị mắc bệnh tay chân miệng.

Con đường lây truyền của bệnh tay chân miệng:
  • Đường lây truyền bệnh tay chân miệng ở trẻ: Do vi rút gây bệnh có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng. Trong những đợt dịch bệnh bùng phát có thể lây rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác. Tác nhân lây lan chủ yếu từ trẻ này sang trẻ khác là do các chất tiết từ miệng, mũi, phân hay bọt nước của trẻ bệnh.
  •  Do trẻ lành cầm nắm đồ chơi, sờ chạm vào sàn nhà bị dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh.
  • Với những trẻ khỏe mạnh khi tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh hay những trẻ bị nhiễm bệnh. Mà vô tình do nuốt phải nước bọt của trẻ mắc bệnh văng ra trong lúc trẻ bị ho hay hắt hơi.
  • Ngoài ra, bệnh còn lây cho trẻ qua bàn tay của người chăm sóc trẻ. Nếu người chăm sóc trẻ đã bị mắc bệnh tay chân miệng từ trước.
  • Bệnh tay chân miệng khi vi rút xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột. Khi đi vào hệ thống hạch bạch huyết. Rồi từ đó bệnh sẽ phát triển rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ em:
  • Trẻ bị bệnh chân tay miệng thường bị sốt nhẹ, chán ăn, nổi ban đỏ trên da, ho, đau họng, đau bụng,...
  • Ban đỏ nổi trên da là dấu hiệu đặc trưng của bệnh chân tay miệng. 1-2 ngày.
  • Sau khi trẻ bắt đầu phát bệnh. Cha mẹ sẽ thấy xuất hiện trên da trẻ có những nốt ban hồng có đường kính vài milimet.
  • Tiếp đó các nốt này sẽ trở nên mọng nước. Những nốt ban đỏ thường nổi trên các lòng bàn tay, ngón tay, lòng bàn chân và mông.
  • Thường thì các nốt ban có kích thường 2-5mm thì có hình bầu dục và ở giữa sẽ có màu xám sẫm.
  • Các vết ban đỏ nổi thương sẽ không gây cho bé cảm giác đau và ngứa. Dấu hiệu này có thể kéo dài đến 10 ngày. Trong trường hợp các vết ban đỏ xuất hiện xung quanh miệng sẽ gây ra loét miệng.
  • Những vết loét thường nằm ở trên lưỡi, trong miệng, trong vòm họng và có đường kính từ 4-8mm. Các vết loét này gây cho bé khó khăn khi nuốt.
  • Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu bệnh rất dễ nhầm tưởng với bị viêm loét miệng thông thường. Bởi vậy mà bố mẹ cần chú ý theo dõi. Nếu thấy có dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị tay chân miệng cần đưa bé đi khám bác sĩ để được chuẩn đoán đúng bệnh.
  • Với những dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng hữu ích ở trên. Sẽ giúp cho các bậc cha mẹ có thể phát hiện kịp thời và phòng tránh bệnh cho bé yêu nhà mình.
Khuyến cáo của Bộ Y tế về Phòng chống bệnh tay-chân-miệng:
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
  • Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
  • Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  • Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Nguồn tin: Nguyễn Giàu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG TIN VỀ DỊCH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUS CORONA GÂY RA (nCoV)
CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
Thống kê
  • Đang truy cập67
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm65
  • Hôm nay16,925
  • Tháng hiện tại413,564
  • Tổng lượt truy cập17,532,563
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây