Phòng chống ngộ độc rượu

Thứ năm - 21/11/2024 22:40
Bệnh nhân bị ngộ độc rượu được cấp cứu trong bệnh viện.
Bệnh nhân bị ngộ độc rượu được cấp cứu trong bệnh viện.

 

Ngộ độc rượu xảy ra khi uống quá khả năng dung nạp của cơ thể, kể cả với những sản phẩm đã được xác nhận đáp ứng đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Việc lạm dụng kéo dài, ngay cả những loại rượu an toàn cũng có thể gây ra những tổn hại lâu dài cho sức khỏe của người uống. Người uống rượu dễ bị bệnh cao huyết áp, xơ mỡ động mạch, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột qụy. Rượu có thể làm tăng khả năng dị ứng với thức ăn và giảm khả năng đề kháng, gây viêm loét dạ dày, viêm tụy mạn tính. Rượu làm tăng nguy cơ các bệnh ung thư như: Ung thư miệng, họng, thực quản, gan...

Nguy cơ càng tăng với hậu quả khó lường cho sức khỏe nếu dùng phải rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, rượu ngâm lá, rễ, cây, động vật có chứa độc tố tự nhiên, đặc biệt khi sử dụng rượu có chứa nhiều Methanol. Một dấu hiệu của ngộ độc Methanol là người uống không còn nhìn thấy mọi vật và có khi mù hẳn ngay cả khi đã được cấp cứu tránh khỏi tử vong. 

Các triệu chứng nhiễm độc methanol thường xuất hiện trong vòng 30 phút sau khi uống hoặc có thể muộn hơn, tuỳ thuộc vào số lượng mà bệnh nhân uống. Thường có hai giai đoạn:

- Giai đoạn kín đáo (vài giờ đến 30 giờ đầu): triệu chứng lúc đầu thường kín đáo và nhẹ (ức chế nhẹ thần kinh, an thần, vô cảm) nên thường bị bệnh nhân chủ quan và bỏ qua hoặc không được phát hiện.

- Giai đoạn biểu hiện ngộ độc: nôn mửa, đau bụng, phản ứng chậm, đi đứng xiêu vẹo; giảm khả năng nghe, nhìn, ngửi; trí nhớ giảm sút, thiếu kiềm chế hoặc ngộ độc nặng có thể dẫn đến bất tỉnh, xanh tái, tử vong.

Để phòng chống ngộ độc rượu, bảo đảm sức khỏe khi sử dụng rượu cho mỗi cá nhân và cộng đồng, chúng ta cần:

-  Tuyệt đối không uống rượu khi không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, xuất  xứ, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng (chưa có xác nhận công bố chất lượng bởi các cơ quan quản lý nhà nước); Không uống rượu pha bằng cồn công nghiệp (kể cả cồn dùng trong y tế) hoặc khi nghi ngờ rượu có chứa Methanol.

-  Không sử dụng rượu bia trong các trường hợp: điều khiển phương tiện cơ giới, vận hành máy móc, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, đang điều trị thuốc có phản ứng với cồn, rượu và có các tình trạng bệnh lý mà khi sử dụng rượu bia làm cho bệnh càng nặng lên.

-  Không uống rượu khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị bệnh.

- Trẻ em dưới 18 tuổi không uống rượu, bia.

- Trong và sau khi uống rượu thấy cơ thể có biểu hiện bất thường như: Đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ... thì đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và theo dõi.

- Không nên uống quá hai đơn vị cồn/ngày với nam giới, không quá 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá năm ngày trong một tuần.

Nguồn tin: Loan Thy (theo YHTT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
PHÁP ĐIỂN
Thống kê
  • Đang truy cập175
  • Hôm nay30,408
  • Tháng hiện tại712,872
  • Tổng lượt truy cập43,703,484
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây