Rượu làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ

Chủ nhật - 09/07/2023 21:06
Uống rượu vừa làm tăng nguy cơ vừa làm trầm trọng thêm các triệu chứng ngưng thở khi ngủ.
Uống rượu vừa làm tăng nguy cơ vừa làm trầm trọng thêm các triệu chứng ngưng thở khi ngủ.

Rượu có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp trên, tăng nguy cơ mắc ngưng thở khi ngủ và các vấn đề về giấc ngủ khác.

Ngưng thở khi ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ khiến một người ngưng thở từng lúc khi ngủ. Có ba loại gồm ngưng thở tắc nghẽn (OSA), ngưng thở trung tâm (CSA) và ngưng thở kiểu hỗn hợp. Ngưng thở tắc nghẽn do hẹp hoặc đóng đường họng. Ngưng thở trung tâm do não không gửi tín hiệu đúng đến cơ hô hấp làm thay đổi nhịp thở và mất kiểm soát thở.

Uống rượu trước khi ngủ có thể khiến cơ ở cổ họng giãn ra và chùng xuống, trong khi, đường hô hấp trên đóng lại, cản trở lưu thông không khí. Vào ban đêm, điều này có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp trên, dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ.

Những người mắc chứng rối loạn sử dụng rượu (nghiện rượu hay lạm dụng rượu) có nguy cơ ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn cao hơn, đặc biệt nếu có thói quen ngáy. Đây là kết quả của nghiên cứu đăng trên MedlinePlus, website cung cấp thông tin y tế thuộc Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ.

Rượu có khả năng làm giãn đường thở, gây tắc nghẽn. Thức uống có cồn này còn có thể gây nghẹt mũi, làm giảm nồng độ oxy trong máu (độ bão hòa), dẫn đến tăng nồng độ carbon dioxide trong cơ thể, thậm chí gây tử vong nếu nghiêm trọng.

Rượu cũng làm trầm trọng thêm chứng ngưng thở khi ngủ trung tâm, một chứng rối loạn hệ thần kinh trung ương. Nguyên nhân là do nó làm chậm hệ thống thần kinh trung ương, gây ra các đợt ngưng thở thường xuyên hơn.

Bình thường, não gửi tín hiệu cho các cơ hô hấp hít vào, thở ra. Tuy nhiên, ở người bị ngưng thở khi ngủ trung tâm, quá trình tự động này gặp trục trặc. Nó còn làm giảm hoạt động của não, dẫn đến ngừng thở thường xuyên hơn.

Những người gặp tình trạng này nên tránh uống rượu hoặc không uống trước vài giờ khi đi ngủ. Ngoài làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ, rượu có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ theo nhiều cách. Nghiên cứu cho thấy đồ uống này làm gián đoạn hoạt động bình thường của não, làm thay đổi chu kỳ giấc ngủ, gây ngáy ngủ và mất ngủ.

Những người gặp vấn đề về giấc ngủ hoặc có triệu chứng ngưng thở khi ngủ nên khám bác sĩ. Ngoài cách giảm hoặc ngừng uống rượu, tuân thủ kế hoạch điều trị giúp giảm các triệu chứng bệnh.

Nguồn tin: Song Khang (theo vnexpress.net)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
PHÁP ĐIỂN
Thống kê
  • Đang truy cập182
  • Hôm nay33,450
  • Tháng hiện tại676,318
  • Tổng lượt truy cập41,969,127
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây