Thuốc lá với các biến chứng khi mang thai và sinh nở
Những người hút thuốc có thể đẻ non do "vỡ ối sớm". Điều này gây nguy hiểm và đe doạ sự sống còn của thai nhi nếu thai nhi chưa đủ tháng sinh. Vỡ ối sớm
Những người hút thuốc có thể đẻ non do "vỡ ối sớm". Điều này gây nguy hiểm và đe doạ sự sống còn của thai nhi nếu thai nhi chưa đủ tháng sinh. Vì hiện tượng vỡ ối sớm không phải luôn dẫn tới sinh, mà có thể ảnh hưởng tới môi trường sinh nở của bào thai tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn nguy hiểm xâm nhập vào bên trong. Điều này tiềm tàng có thể gây ra nhiễm trùng đe doạ mạng sống của thai nhi.
Đẻ non
Phụ nữ hút thuốc trên 20 điếu thuốc một ngày có nguy cơ sinh sớm (mang thai dưới 37 tuần) hơn 20 phần trăm so với người không hút thuốc. Nếu trẻ bị sinh quá sớm phải đương đầu nhiều hơn với các nguy cơ rắc rối và tử vong.
Trẻ chết ngay khi sinh
Trẻ chết ngay khi sinh ở phụ nữ hút thuốc phổ biến hơn so với phụ nữ không hút thuốc. Sở dĩ nguy cơ này cao vì hút thuốc làm gây ra biến chứng ở nhau thai và làm trậm sự phát triển của trẻ trong tử cung.
Tác hại của thuốc lá đối với khả năng sinh sản ở nữ giới
Phụ nữ hút thuốc trên 15 điếu thuốc một ngày sẽ tăng thời gian để thụ thai. Nhưng phụ nữ hút thuốc không chỉ gặp khó khăn khi thụ thai mà còn phải chịu một số khó khăn về nuôi dưỡng thai nhi.
Khả năng thụ thai
Phụ nữ hút thuốc trên 15 điếu thuốc một ngày sẽ tăng thời gian để thụ thai. Nhưng phụ nữ hút thuốc không chỉ gặp khó khăn khi thụ thai mà còn phải chịu một số khó khăn về nuôi dưỡng thai nhi. Phụ nữ hút thuốc nhiều càng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Có nhiều lý do giải thích tại sao tỷ lệ khả năng sinh sản của phụ nữ hút thuốc có xu hướng thấp hơn phụ nữ không hút thuốc.
Tổn thương tới noãn bào: Hút thuốc có thể gây ảnh hưởng hoặc thậm trí huỷ diệt noãn bào (trứng) do vậy dẫn tới làm giảm khả năng sinh sản.
Bất thường về hóc môn: Hút thuốc thay đổi mật độ của một số hóc môn, bao gồm estrogen và nang kích thích hóc môn. Vì vậy sự rụng trứng có thể không xảy ra bình thường đối với người hút thuốc.
Rối loạn chức năng vòi trứng: Một số nghiên cứu đã phát hiện rối loạn trong chức năng vòi trứng ở người phụ nữ hút thuốc. Sự gia tăng mức độ hóc môn dẫn tới thay đổi hoạt động bình thường của trứng qua vòi trứng. Ở một số trường hợp, sự thay đổi mức hóc môn có thể làm tăng quá trình phôi thai vào trong tử cung. Vì thời gian rất quan trọng để tạo môi trường tốt giữ được phôi bên trong tử cung, nếu phôi sớm vào tử cung có thể dẫn tới hỏng vì chưa bám chặt và dễ dẫn tới xảy thai tự phát. Thật nghịch lý đối với một số người hút thuốc mức hóc môn có thể làm giảm hoạt động của trứng qua vòi trứng. Điều này có thể dẫn tới mang thai dị dạng. Trong một nghiên cứu thấy nguy cơ mang thai dị dạng ở người hút thuốc cao hơn 2,2 tới 4 lần người không hút thuốc.
Sẩy thai tự phát: Trong các nghiên cứu thấy người hút thuốc có nguy cơ sẩy thai tự phát cao hơn từ 1,5 tới 3,2 lần ở người không hút thuốc. Phụ nữ hút thuốc có thể bị suy yếu khả năng duy trì thai nhi.
Mãn kinh sớm: Hút thuốc có xu hướng dẫn tới mãn kinh sớm. Lý do cơ bản dẫn tới mãn kinh sớm là do hút thuốc giảm mức estrogen trong cơ thể người phụ nữ. Dẫu cho tất cả phụ nữ lớn tuổi đều giảm dần lượng estrogen ở qua tuổi 40, nhưng đối với phụ nữ hút thuốc thường có xu hướng bắt đầu vào giai đoạn mãn kinh sớm hơn 2 đến 3 năm so với người không hút thuốc. Chất nicôtin được cho là có một phần liên quan đến quá trình này nhưng ảnh hưởng của hormon vẫn được coi là liên quan tới hiện tượng mãn kinh sớm. Mãn kinh sớm cũng liên quan tới nguy cơ sớm của các bệnh tim và chứng loãng xương vì estrogen có tác dụng bảo vệ chống lại cả hai căn bệnh về tim và chứng loãng xương.
Thuốc lá và các biến chứng đối với trẻ sơ sinh
Hút thuốc có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của bào thai. Hút thuốc gây cản trở sự phát triển của bào thai bằng một số cơ chế sau:
Giảm ô xy máu trong bào thai vì khí CO và ảnh hưởng co giãn mạch của Nicotin, thiếu khí ô-xy, giảm lượng máu tới tử cung, giảm a xít a-min qua nhau thai tới bào thai và gây ra sự không bình thường ở màng của nhau thai và giảm lượng kẽm sẵn có (khoáng chất cần thiết để phát triển).
Phụ nữ càng hút thuốc nhiều trong thời gian mang thai, thì cân nặng của trẻ khi sinh càng thấp. Trẻ có mẹ hút thuốc trong suốt thời gian mang thai có cân nặng thấp hơn mức trung bình xấp xỉ 200 - 250g so với trẻ mới sinh của phụ nữ không hút thuốc, cân nặng của trẻ sẽ ít hơn 2,500 g ở người nghiện thuốc. Chẳng hạn những trẻ em được gọi "nhẹ cân khi sinh" có thể phải chịu các ảnh hưởng xấu, bao gồm các vấn đề sức khoẻ lúc mới sinh, đẻ non, và chết khi nhỏ.
Hội chứng trẻ chết đột tử
Hội chứng trẻ chết đột tử cũng được biết như cái chết khi đang ngủ, được định nghĩa như cái chết bất ngờ của trẻ nhỏ mà không có bằng chứng về bất cứ sự ốm yếu của bào thai khi khám nghiệm tử thi. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ hội chứng trẻ chết đột tử ở người mẹ hút thuốc cao hơn so với trẻ có mẹ không hút thuốc. Nguy cơ hội chứng chết đột tử ở trẻ em mới sinh có mẹ nghiện thuốc cao hơn gấp 2 tới 3 lần so với trẻ mới sinh có mẹ không hút thuốc.
Trường hợp tiếp xúc với khói thuốc thụ động được đánh giá qua bảng hỏi cha mẹ về thực trạng sử dụng thuốc lá. Một sự liên quan đáng kể được chỉ ra giữa hút thuốc của người mẹ và hội chứng trẻ chết đột tử. Khi quan sát giữa lượng hút thuốc của người mẹ mang thai và hội chứng trẻ chết đột tử thì thấy mối tương quan: càng sử dụng nhiểu thuốc mỗi ngày thì nguy cơ hội chứng trẻ chết đột tử càng cao.
Dị ứng ở trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ mà có mẹ hút thuốc trong suốt thời gian mang thai tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng. Mức độ cao không bình thường của kháng thể IgE đã được phát hiện ở trẻ mà có mẹ hút thuốc trong suốt thời gian mang thai. Tăng kháng thể IgE liên quan tới tăng nguy cơ các bệnh dị ứng và dị ứng ngoài da.
Giảm khả năng trí tuệ của trẻ
Trẻ mà có bố mẹ hút thuốc thì người nhỏ hơn và bị giảm kết qủa trong học tập ở cả thời điểm khởi đầu và cả cuộc đời sau này. Một số nghiên cứu đã chỉ ra các khó khăn trong học tập đối với trẻ có bố mẹ hút thuốc. Lý do tại sao trẻ em có bố mẹ hút thuốc phải chịu ảnh hưởng này thì vẫn chưa được rõ ràng, nhưng các nghiên cứu này đã gợi ý quá trình luân chuyển của thuốc lá vào các động mạch chính có thể là nguyên nhân tác động tới hệ thống thần kinh trung ương và hút thuốc gây giảm ô-xy huyết có thể là nguyên nhân chính.