Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá ở Việt Nam

Thứ năm - 21/11/2024 22:36
Tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam đã và đang gây ra những gánh nặng lớn về bệnh tật và tử vong, đe dọa sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.
Mỗi năm Việt Nam có hơn 84.500 ca tử vong do hút thuốc chủ động và 18.800 ca tử vong do các bệnh gây ra bởi phơi nhiễm với khói thuốc thụ động.
Mỗi năm Việt Nam có hơn 84.500 ca tử vong do hút thuốc chủ động và 18.800 ca tử vong do các bệnh gây ra bởi phơi nhiễm với khói thuốc thụ động.

Sử dụng thuốc lá là một trong nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong sớm. Thuốc lá chứa 7.000 hóa chất trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây nên 25 loại bệnh (ung thư, tim mạch, các bệnh về hô hấp và sinh sản).

Mỗi năm Việt Nam có hơn 84.500 ca tử vong do hút thuốc chủ động và 18.800 ca tử vong do các bệnh gây ra bởi phơi nhiễm với khói thuốc thụ động. Phần lớn những người chết vì bệnh liên quan đến thuốc lá là những người trong độ tuổi lao động, nghĩa là tử vong sớm. Sức khỏe kém và tử vong sớm do thuốc lá ảnh hưởng đến quy mô và chất lượng lao động của Việt Nam. Vấn đề này sẽ trở nên rõ rệt hơn trong 10-20 năm tới khi nhóm người hút thuốc lớn hiện nay bắt đầu trải nghiệm những tác động sức khỏe của việc sử dụng thuốc lá.

Việc sử dụng thuốc lá cũng đang gây thiệt hại lớn về kinh tế: Nghiên cứu mới đây cho thấy chi phí kinh tế hàng năm cho việc sử dụng thuốc lá ở Việt Nam ước tính lên tới 108 nghìn tỷ đồng, tương đương 1,14% GDP (năm 2022). Con số này lớn hơn gấp 5 lần so với đóng góp của nguồn thu thuế thuốc lá cho ngân sách quốc gia. Các chi phí bao gồm 16,4 nghìn tỷ đồng từ chi phí y tế trực tiếp, 5,9 nghìn tỷ đồng từ chi phí gián tiếp do bệnh tật và 85,8 nghìn tỷ đồng do tử vong sớm. Ngoài ra cũng phải kể đến 49 nghìn tỷ đồng người dân bỏ ra để mua thuốc lá hút hàng năm..

Khuyến nghị về thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá ở Việt Nam

Tỷ lệ sử dụng thuốc lá tại Việt Nam tuy có giảm vẫn còn ở mức cao, gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá gây ra ảnh hưởng đến các nỗ lực trong cam kết đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) liên quan đến sức khỏe.

Trong bối cảnh đó, tăng thuế TTĐB ở mức cao đối với thuốc lá là vô cùng cần thiết. Tăng thuế thuốc lá ở mức cao đủ để giảm tiêu dùng được thực hiện càng sớm sẽ giúp cứu sống nhiều người, giảm tổn thất kinh tế, xã hội.

Để đạt được hiệu quả giảm tiêu dùng thuốc lá, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo cần: Bổ sung thuế tuyệt đối (để chuyển sang hệ thống thuế hỗn hợp) với mức đủ lớn và tăng thuế theo một lộ trình đều đặn để giá thuốc lá theo kịp mức tăng thu nhập và dần hướng tới mức thuế tối ưu là chiếm 75% giá bán lẻ để góp phần đạt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá.

Việc bổ sung thuế tuyệt đối trong cơ cấu thuế TTĐB phù hợp với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và xu hướng quốc tế. Hướng dẫn thực hiện Điều 6 Công ước Khung của tổ chức Y tế Thế giới nêu rõ: “Các Bên cần xem xét việc thực hiện hệ thống thuế TTĐB tuyệt đối hoặc hỗn hợp, với quy định mức giá tối thiểu cho các sản phẩm thuốc lá, bởi những hệ thống thuế này có ưu điểm vượt trội so với hệ thống thuế theo tỷ lệ phần trăm thuần túy”.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới,
số lượng các quốc gia áp dụng thuế tỷ lệ đang ngày càng giảm xuống (từ 45 quốc gia năm 2010 xuống còn 34 quốc gia năm 2022), và xu hướng chuyển đổi sang hệ thống thuế tuyệt đối hoặc thuế hỗn hợp (đánh cả thuế tỷ lệ và thuế tuyệt đối) đang ngày càng tăng lên (trong giai đoạn từ 2010-2022, số quốc gia áp dụng thuế hỗn hợp đã tăng từ 51 lên 64 quốc gia; số quốc gia áp dụng thuế tuyệt đối cũng tăng từ 59 lên 70 quốc gia). Tại Khu vực Đông Nam Á, có 6 quốc gia hiện đang áp dụng hệ thống thuế tuyệt đối (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Myanmar), 2 quốc gia áp dụng thuế hỗn hợp (Lào, Thái Lan) và chỉ có duy nhất 2 quốc gia còn đang áp dụng thuế theo tỷ lệ bao gồm Việt Nam và Campuchia.


Về mức thuế, để đảm bảo đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá theo Chiến lược quốc gia về phòng chống tác hại thuốc lá tới năm 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt, Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị cần bổ sung mức thuế tuyệt đối với sản phẩm thuốc lá ở mức ít nhất 5.000 đồng/bao vào năm 2026 và tăng dần đạt 15.000 đồng/bao vào năm 2030, bên cạnh thuế tỷ lệ hiện tại. Phương án khuyến nghị cụ thể  như sau:
 
Khuyến nghị thuế TTĐB đối với thuốc lá
Năm Thuế TTĐB (VND/gói) Thuế tỷ lệ (% giá bán của nhà sản xuất, nhập khẩu)
2026 5.000 75%
2027 7.500 75%
2028 10.000 75%
2029 12.500 75%
2030 15.000 75%

Phương án khuyến nghị này của Bộ Y tế và WHO sẽ giúp giảm tỷ lệ hút thuốc ở nam và nữ sẽ giảm xuống dưới 36% và 1,0% tương ứng vào năm 2030, qua đó sẽ đạt được các mục tiêu Chiến lược quốc gia về phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam. Với phương án này, cũng sẽ làm giảm đáng kể tổng số người hút thuốc, với mức giảm khoảng 696.000 người vào năm 2030 so với năm 2020. Phương án này cũng sẽ làm tăng doanh thu thuế hàng thực, đã điều chỉnh theo lạm phát, hàng năm lên 169%, tương ứng với việc thu thêm 29,3 nghìn tỷ đồng mỗi năm từ thuế từ thuốc lá so với năm 2020.

Nguồn tin: Nguyễn Giàu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
PHÁP ĐIỂN
Thống kê
  • Đang truy cập154
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm153
  • Hôm nay31,737
  • Tháng hiện tại714,201
  • Tổng lượt truy cập43,704,813
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây