Thế nào là ăn thừa muối?

Thứ ba - 05/03/2024 01:50
Một người được coi là ăn thừa muối khi ăn tổng lượng muối (từ các nguồn khác nhau) nhiều hơn so với mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và của Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế.
Thế nào là ăn thừa muối?

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và Viện Dinh dưỡng:

Người trưởng thành và trẻ em từ 12 tuổi trở lên chỉ nên ăn dưới 5 gam muối/người/ngày. Ăn 5 gam muối là tương đương với 2 gam natri (hay 2.000 mg natri).

- Đối với trẻ em dưới 12 tuổi thì cần giảm hơn nữa lượng muối ăn vào hằng ngày so với mức khuyến nghị cho người trưởng thành.

- Trẻ dưới 1 tuổi thì không nên cho gia vị chứa muối vào thực phẩm khi chế biến thức ăn bổ sung cho trẻ.

Người bình thường nếu duy trì lượng muối ăn vào hằng ngày theo khuyến cáo như trên sẽ giúp phòng, chống tăng huyết áp, các bệnh tim mạch và nhiều bệnh tật hay rối loạn với sức khỏe khác.

Những người mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, bệnh thận thì cần ăn ít muối hơn nữa theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

Muối (natri) có nhiều trong các loại thực phẩm, gia vị sử dụng hằng ngày khi chế biến, nấu ăn, cho thêm vào thức ăn khi ăn và có trong một số thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn, cụ thể như sau:

- Gia vị mặn: muối ăn, nước chấm, nước mắm, nước tương, bột ngọt, mì chính, bột canh, hạt nêm,...

- Thực phẩm muối, lên men: dưa, cà, tương ớt, mắm tôm, mắp tép, mắm cá,...

- Thức ăn kho, rang, rim: cá kho, thịt rang...

- Thực phẩm khô: cá khô, tôm khô, mực khô, bò khô...

- Thực phẩm chế biến sẵn: lạp xường, xúc xích, giò chả...

- Thực phẩm công nghiệp: mì ăn liền, bim bim (Snack), thịt hộp, cá hộp…

Khác với việc tiêu thụ muối ở các nước khác chủ yếu do người dân sử dụng thực phẩm chế biến sẵn thì ở Việt Nam việc ăn thừa muối đa số là do thói quen cho muối, gia vị vào thực phẩm khi chế biến, nấu ăn và chấm, trộn muối, gia vị trong khi ăn.

Muối trong khẩu phần ăn hằng ngày của người dân Việt Nam chủ yếu là từ các nguồn sau:

(1) Muối trong bếp ăn: khi sơ chế và chế biến bữa ăn thì 89% người nấu ăn luôn luôn cho muối, nước mắm hoặc gia vị mặn khác vào thực phẩm;

(2) Muối trên bàn ăn: trong khi ăn có tới 70% thường xuyên trộn, chấm mắm hoặc muối, bột ngọt, nước tương, mì chính và các gia vị có muối khác với thức ăn;

(3) Muối từ thức ăn chế biến sẵn: 20% thường xuyên ăn các thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối như dưa, cà muối, mì ăn liền, bim-bim (Snack), lạc rang muối, hạt điều mặn, dưa chuột muối, pho mát, thịt muối và các loại thịt chế biến khác (xúc xích, dăm bông, thịt xông khói, giò, chả...).

Ngoài ra, thức ăn chế biến ở các nhà hàng, quán ăn cũng thường có nhiều muối, tuy nhiên ở Việt Nam thói quen đi ăn nhà hàng còn chưa phổ biến ở nông thôn. Điều tra cho thấy trung bình một người có khoảng 2,4 lần đi ăn ngoài hàng trong một tuần, còn hầu hết là ăn ở nhà. Cũng cần lưu ý là ở các vùng đô thị, khu công nghiệp thì người lao động thường ăn các suất ăn do các cơ sở chế biến suất ăn công nghiệp cung cấp và loại suất ăn này thường có nhiều muối hơn.

Nguồn tin: BS Loan Thy (Khoa PCBKLN-CDC)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG TIN VỀ DỊCH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUS CORONA GÂY RA (nCoV)
CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
Thống kê
  • Đang truy cập128
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm120
  • Hôm nay47,545
  • Tháng hiện tại641,655
  • Tổng lượt truy cập34,961,484
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây