TP.HCM: Yêu cầu chuẩn bị sẵn phương án ứng phó dịch Marburg

Chủ nhật - 02/04/2023 21:14
UBND TP.HCM giao Sở Y tế phối hợp các đơn vị, xây dựng kế hoạch theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch Marburg xảy ra trên địa bàn, không để bị động.
Kiểm dịch nhập cảnh tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm tăng cường giám sát phòng ngừa việc lây lan dịch bệnh.
Kiểm dịch nhập cảnh tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm tăng cường giám sát phòng ngừa việc lây lan dịch bệnh.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức yêu cầu chủ tịch UBND các quận, huyện, TP.Thủ Đức và thủ trưởng các sở, ngành liên quan triển khai biện pháp giám sát, phòng, chống dịch Marburg, không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn thành phố.

Sở Y tế TP.HCM được giao tập trung giám sát chặt chẽ người nhập cảnh, tại cộng đồng và cơ sở y tế để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh để điều tra dịch tễ. TP.HCM lưu ý những người nhập cảnh từ các quốc gia có dịch khu vực châu Phi trong vòng 21 ngày.

Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, Sở Y tế phối hợp Viện Pasteur TP.HCM lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán, quản lý ca bệnh và xử lý không để bệnh lây ra cộng đồng. Các nhân viên y tế thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân để tránh lây nhiễm.

Đặc biệt, UBND TP.HCM giao Sở Y tế phối hợp các địa phương xây dựng kế hoạch theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, không để bị động. Trong đó, thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí cần chuẩn bị sẵn sàng để triển khai các biện pháp thu dung, điều trị và phòng chống dịch.

Ngoài ra, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi phát hiện các trường hợp có biểu hiện các triệu chứng sốt cao, đau đầu, khó chịu, và có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, chuột rút, buồn nôn, nôn, xuất huyết thì cần phải điều tra dịch tễ, khai thác tiền sử tiếp xúc để phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh và lấy mẫu kịp thời.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, bệnh Marburg là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Marburg gây ra. Ổ chứa tự nhiên là loài dơi ăn quả, bệnh có thể lây truyền từ động vật (dơi, động vật linh trưởng) sang người, lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết cơ thể như nước tiểu, mồ hôi, nước bọt, chất nôn, sữa mẹ, tinh dịch...

Thời gian ủ bệnh từ 2 - 21 ngày, bệnh khởi phát với các triệu chứng sốt cao, đau đầu, khó chịu, sau đó có thể xuất hiện tiêu chảy, đau bụng, chuột rút, buồn nôn, nôn, xuất huyết. Hiện bệnh chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Đây là bệnh đặc biệt nguy hiểm, khả năng lây truyền và tỷ lệ tử vong cao, bệnh được phân loại thuộc nhóm A trong luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Nguồn tin: Thiện Nhân (Theo Thanhnien.online)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG TIN VỀ DỊCH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUS CORONA GÂY RA (nCoV)
CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
Thống kê
  • Đang truy cập155
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm138
  • Hôm nay47,545
  • Tháng hiện tại641,921
  • Tổng lượt truy cập34,961,750
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây