TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI

Thứ sáu - 10/06/2022 03:29
Từ ngày 8/6 đến ngày 16/6/2022 Khoa Truyền thông Giáo dục sức khỏe phối hợp với Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre tổ chức lớp truyền thông phòng, chống bệnh dại cho các xã trọng điểm có ca tử vong ở người hoặc có ổ dịch động vật các xã thuộc huyện Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Châu Thành và Thành phố Bến Tre. Thành phần tham dự lớp truyền thông là các tổ trưởng, tổ phó tổ nhân dân tổ tự quản, y tế ấp, chi ủy ấp, trưởng ấp, các ban, ngành xã, Ban giám hiệu các trường học trên địa bàn xã.
Càn bộ Khoa truyền thông GDSK truyền thông về Phòng chống bệnh dại
Càn bộ Khoa truyền thông GDSK truyền thông về Phòng chống bệnh dại
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, từ đầu năm đến nay đã có 7 ca tử vong do bệnh dại ghi nhận tại 04 huyện. Vi rút dại đang lưu hành phủ khắp các huyện trên địa bàn tỉnh, ghi nhận 04 ổ dịch dại trên động vật. Trong thời gian sắp tới nhiều khả năng sẽ còn xuất hiện ca bệnh dại trên người. Đây là bệnh  đặc biệt nguy hiểm vì khi đã lên cơn dại thì tỷ lệ tử vong 100%.

Bệnh dại là bệnh lây truyền từ động vật sang người do vi rút dại gây ra. Người bị bệnh dại là do bị chó, mèo mắc bệnh dại cắn người truyền vi rút qua da và niêm mạc bị tổn thương do cắn, liếm hoặc tiếp xúc trực tiếp. Bệnh dại đặc biệt nguy hiểm vì khi đã lên cơn dại thì không có thứ thuốc nào chữa trị được và 100% số người bị bệnh dại đều dẫn đến cái chết thảm khốc. Vì vậy chúng ta cần đặc biệt cảnh giác với nguy cơ lây truyền bệnh dại từ chó, mèo sang người.

Lớp truyền thông tại Thị trấn huyện Mỏ Cày Nam
Qua lớp tập huấn nhằm giúp các học viên nâng cao kiến thức để truyền đạt lại cho người dân về cách phòng tránh được bệnh dại như chó nuôi phải xích, nhốt, rọ mõm để hạn chế chó cắn người. Chó nuôi phải tiêm phòng dại theo đúng hướng dẫn của ngành thú y. Khi phát hiện chó, mèo bị bệnh dại, nghi dại phải tuyệt đối không tiếp xúc với con vật bị bệnh dại hoặc nghi dại để hạn chế sự lây nhiễm vi rút dại sang người. Báo cáo ngay cho chính quyền, Y tế, Thú y xã/phường, thôn/bản để có biện pháp xử lý ngay con vật bị dại và những con vật đang sống tại đó. Chôn sâu xác súc vật bị bệnh dại cùng với các chất sát khuẩn như xút, vôi cục chưa tôi hoặc vôi bột. Khi bị chó, mèo dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc với chúng cần phải coi đó là trường hợp cấp cứu, xử lý vết thương sau đó phải đến điểm tiêm phòng dại để được các thầy thuốc chuyên khoa khám và có biện pháp xử lý cụ thể cho từng trường hợp. Tại nơi xuất hiện chó dại phải diệt hết chó dại và chó nghi dại ở vùng đó. Nghiêm cấm bán chó tại nơi đang có dịch dại sang vùng khác để tránh lây lan dịch. Những người thường xuyên giết mổ, sơ chế, chế biến thực phẩm từ chó, mèo, cán bộ kiểm lâm, cán bộ thú y, những người làm tại nơi có vi rút dại… cần tiêm vắc xin phòng bệnh dại theo hướng dẫn của ngành Y tế. Đặc biệt tuyệt đối không dùng thuốc nam để chữa bệnh dại vì cho đến nay chưa có loại thuốc nào có thể chữa được bệnh dại khi đã lên cơn.

Nguồn tin: Hữu Khánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG TIN VỀ DỊCH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUS CORONA GÂY RA (nCoV)
CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
Thống kê
  • Đang truy cập170
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm155
  • Hôm nay46,101
  • Tháng hiện tại1,119,058
  • Tổng lượt truy cập32,731,386
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây