Trong thời điểm này mỗi gia đình đều chuẩn bị ăn Tết, nên lượng tiêu thụ thực phẩm rất lớn trong năm, nhất là các thực phẩm thịt, cá, trứng, bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát, các loại hạt có dầu... Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp tết phục vụ nhân dân đón tết, vui Xuân an toàn, bảo đảm sức khỏe, đồng thời đảm bảo phát triển và cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu thực phẩm, kiểm soát, xử lý việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng… Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đã và đang thực hiện:
Công tác tuyên truyền: Phối hợp Đài phát thanh truyền hình và gửi Công văn tuyến huyện chỉ đạo tuyến xã phối hợp đài phát thanh 148 xã, phường phát thanh tuyên truyền thông điệp bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán, chọn thời gian, thời lượng phát sóng và phát thanh sao cho phù hợp.
Nội dung phát thanh truyền hình, đài phát thanh:
Một là các cơ sở sản xuất kinh doanh tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, tuyệt đối không sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, không rỏ nguồn gốc, không an toàn, không quảng cáo sai về bản chất tác dụng của sản phẩm thực phẩm;
Hai là người tiêu dùng chỉ chọn thực phẩm xuất xứ rỏ ràng, kiểm tra kỹ nhãn mác, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm đã ôi thiu, móc hỏng;
Ba là các cơ quan cần tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa sản xuất kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, kiểm soát chặt chẻ thực phẩm nhập khẩu qua nhiều kiểu ngạch, bán online. Vì sức khoẻ cộng đồng hãy bảo đảm an toàn thực phẩm.
Gửi công văn yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống trong tỉnh chọn một trong mười khẩu hiệu dưới đây in băng ron treo tuyên truyền tại trước cơ sở của mình từ ngày 10/01 đến 25/03/2025.
1. Vì sức khoẻ cộng đồng, hãy sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm chất lượng, an toàn;
2. Không sử dụng thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng; không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
3. Vì quyền lợi người tiêu dùng, hãy đấu tranh với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm;
4. Không lạm dụng rượu, bia để Tết Ất Tỵ trọn niềm vui;
5. Không uống rượu khi không biết rõ nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm;
6. Đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo dinh dưỡng đa dạng để tăng cường sức khỏe;
7. Vì Tết Ất Tỵ an khang, thịnh vượng, hãy chung tay đảm bảo an toàn thực phẩm;
8. Người tiêu dùng: Chỉ mua và sử dụng các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, kiểm tra kỹ nhãn mác, bảo quản tốt thực phẩm;
9. Tuyệt đối không sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, không an toàn; không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép để sản xuất, chế biến thực phẩm;
10. Tuyệt đối không ăn nấm lạ, nấm hoang dại, nấm đã bị dập nát, hỏng.
Ngoài ra Chi cục tham mưu Sở Y tế đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa Lễ hội xuân 2025. Thành phần đoàn kiểm tra như sau:
1. Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y tế, trưởng đoàn;
2. Thanh tra Sở Công Thương, phó trưởng đoàn;
3. Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành viên;
4. Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành viên;
5. Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường, Công an tỉnh, thành viên;
6. Đội Quản lý thị trường số 4, Cục Quản lý thị trường, thành viên;
7. Đại diện Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thành viên;
Đoàn kiểm tra đã và đang tiếp tục kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
Khuyến cáo đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống. Hãy vì sức khoẻ người tiêu dung phải xem lại cơ sở của mình và thực hiện đầy đủ các quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm như: Địa điểm, môi trường vị trí nơi sản xuất, chế biến thực phẩm phải cách biệt với nguồn ô nhiễm; thiết kế, bố trí khu vực sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm phải đúng; kết cấu nhà xưởng, nhà ăn phải phù hợp với tính chất, quy mô công nghệ sản xuất, nguồn nước phải đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến thực phẩm; nguyên liệu và bao bì có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, khử trùng và bảo dưỡng ; phòng chống côn trùng, động vật gây hại; điều kiện về con người thực hành vệ sinh cá nhân, trang phục bảo hộ lao động đầy đủ theo đúng quy định. Vì vi phạm các nội dung trên là một trong những nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm cấp tính hoặc mãn tính.
Đối với người tiêu dùng khi mua thực phẩm phải còn tươi hoặc còn sống cần biết nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, mua ở địa điểm có đầy đủ các điều kiện an toàn thực phẩm, nếu thực phẩm chế biến sẵn phải xem kỷ hạn dùng, hãy là người lựa chọn thực phẩm an toàn cho chính mình, bảo quản, chế biến và sử dụng thực phẩm phù hợp an toàn thực phẩm. Ngăn ngừa ô nhiễm thực phẩm, chỉ sử dụng nước sạch và nguyên liệu thực phẩm an toàn để chế biến. Nấu chín kỹ thực phẩm, ăn thực phẩm ngay sau khi nấu chín hoặc trong hai giờ; không nên ăn thịt tái hoặc tiết canh còn sống. Bảo quản thực phẩm cẩn thận đã nấu chín, quan trọng là đun sôi kỹ lại thực phẩm trước khi ăn.
Không uống rượu khi không biết đó là rượu gì, rượu không rõ nguồn gốc, không nhãn hiệu, rượu không công bố chất lượng, không uống rượu ngâm với các loại lá, rễ cây, động vật khi không biết độc tính của nó. Không uống rượu quá nhiều, quá nhanh, uống nhiều ngày liên tục, đang đói, đang mệt, đang uống thuốc điều trị bệnh, mới tiêm ngừa vaccine, thì gây ngộ độc cấp tính, còn nếu uống rượu kéo dài thì gây ngộ độc mạn tính. Rượu không đảm bảo chất chất lượng có hàm lượng methanol cao, vượt tiêu chuẩn cho phép gây ngộ độc cấp tính tổn thương tế bào, đặc biệt là mắt, não, gây mù và dẫn đến tử vong.
Nguồn tin: BSCKI Nguyễn Văn Nêu - Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm: