Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm

Thứ hai - 16/05/2022 09:36
Ngày 16/5/2022, Bộ Y tế có công văn số 2523/BYT-TTRB gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban Quản lý An toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) nhằm phòng chống sản xuất, kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng vi phạm sở hữu trí tuệ là thực phẩm chức năng (TPCN).
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm
Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về phòng chống sản xuất, kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng vi phạm sở hữu trí tuệ là thực phẩm chức năng (TPCN), trong thời gian qua bên cạnh việc chỉ đạo, đôn đốc và  hướng dẫn các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện, Bộ Y tế đã triển khai 02 đoàn kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP nhằm phòng chống sản xuất, kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng vi phạm sở hữu trí tuệ là TPCN tại một số tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An,...).
Qua kiểm tra, Bộ Y tế ghi nhận nhiều cơ sở đã thực hiện tương đối tốt các quy định của pháp luật về ATTP trong sản xuất, kinh doanh TPCN theo quy định của Luật ATTP, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP, đặc biệt là Thông tư số 18/2019/TT-BYT ngày 17/7/2018 của Bộ Y tế hướng dẫn Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ. Tuy nhiên, còn một số cơ sở thực hiện chưa đầy đủ, vi phạm các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh TPCN như quảng cáo sản phẩm như thuốc chữa bệnh; sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khoẻ khi chưa có giấy chứng nhận GMP, không đúng với thông tin công bố về thành phần; nguyên liệu chưa được đánh giá đạt chất lượng trước khi đưa vào sản xuất, thành phẩm chưa được đánh giá đạt chất lượng trước khi xuất bán ra thị trường; không theo dõi độ ổn định của sản phẩm; điều kiện sản xuất, kho bảo quản không đạt yêu cầu; một số mẫu sản phẩm có kết quả không đạt yêu cầu về chất lượng,…
Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về ATTP, tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng và vi phạm sở hữu trí tuệ đối với thực phẩm chức năng, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ban quản lý ATTP các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan triển khai thực hiện các nội dung sau:
Rà soát, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành sửa đổi, bổ sung các văn bản quản lý nhà nước về ATTP, các văn bản nhằm tăng công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng và vi phạm sở hữu trí tuệ đối với thực phẩm chức năng.
Phối hợp với cơ quan truyền thông tăng cường tuyên truyền thông tin, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và hàng vi phạm sở hữu trí tuệ là TPCN.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật tại cơ sở sản xuất, kinh doanh TPCN, chú trọng các lỗi vi phạm đã gặp/hay gặp theo kết quả kiểm tra đã được Bộ Y tế nêu tại văn bản này. Coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra công vụ trong việc việc cấp các loại giấy liên quan đến quản lý ATTP, tránh tình trạng tiếp tay, móc nối, bảo kê cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và hàng vi phạm sở hữu trí tuệ. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm mọi trường hợp vi phạm hoặc chuyển ngay hồ sơ đển cơ quan có thẩm quyền để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với nhóm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, tập trung thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp nằm trên địa bàn quản lý đã đăng ký bản công bố sản phẩm (tra cứu tên, địa chỉ doanh nghiệp và Giấy tiếp nhận theo tỉnh, thành phố tại trang https://nghidinh15.vfa.gov.vn). Kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm, ưu tiên lấy mẫu kiểm nghiệm các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguy cơ pha trộn chất cấm quy định tại Thông tư số 10/2021/TT-BYT (nhóm sản phẩm hỗ trợ giảm cân, sinh lý, xương khớp, đái tháo đường, huyết áp v.v…); phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Công an, Công Thương đẩy mạnh xử lý vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là xử lý vi phạm quảng cáo trên môi trường mạng, mạng xã hội, youtube v.v…công khai cơ sở và sản phẩm vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.
Thực hiện tốt công tác phối hợp liên ngành trong kiểm soát thực phẩm giả, đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và xâm phạm sở hữu trí tuệ đối với thực phẩm chức năng (gồm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, thực phẩm bổ sung và thực phẩm dinh dưỡng y học) theo Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ban quản lý ATTP các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh nghiêm túc triển khai thực hiện, định kỳ báo cáo về Bộ Y tế (Qua Thanh tra Bộ Y tế - Thường trực Ban chỉ đạo 389 Bộ Y tế) để tổng hợp, báo cáo Ban chỉ đạo 389 quốc gia.

Tác giả bài viết: Gia Thịnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
PHÁP ĐIỂN
Thống kê
  • Đang truy cập96
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm95
  • Hôm nay15,711
  • Tháng hiện tại224,250
  • Tổng lượt truy cập41,517,059
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây