Chế độ ăn uống và sinh hoạt để giảm chứng trào ngược

Chủ nhật - 18/08/2024 20:34
Người bị trào ngược dạ dày nên chú ý chế độ ăn uống
Người bị trào ngược dạ dày nên chú ý chế độ ăn uống
Trào ngược hay trào ngược dạ dày - thực quản là một tình trạng được đặc trưng bởi các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, gây ra sự khó chịu, mất tập trung, mất tự tin trong sinh hoạt và lao động, thậm chí là gây ra đau và khó nuốt. Nếu không được kiểm soát và điều trị hiệu quả sẽ dẫn đến những tổn thương không hồi phục của thực quản. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều có thể tự kiểm soát trào ngược bằng cách thay đổi lối sống, sinh hoạt hoặc chế độ ăn. Cụ thể như sau:

Thay đổi thói quen ăn uống hợp khoa học

1. Nên ăn đúng giờ

Bệnh nhân cần chú ý ăn uống đúng giờ nhằm tạo cho dạ dày một nhịp sinh học ổn định, tránh bị kích thích làm tăng tiết axit dư thừa.

2. Chia nhỏ bữa ăn của bạn

Nên ăn thành các bữa nhỏ hơn, nhưng thường xuyên hơn. Người bệnh không nên ăn quá no mà chỉ nên ăn khoảng 60% lượng thức ăn, kết hợp ăn thêm các bữa phụ. Việc ăn với lượng nhỏ giúp dạ dày giảm áp lực trong quá trình tiêu hóa, hạn chế trào ngược dịch dạ dày.
Hãy thử ăn 4 – 5 bữa ăn nhỏ thay vì 2 hoặc 3 bữa lớn.

2. Ăn một cách chậm rãi, thoải mái

Nhanh chóng tiêu thụ hết thức ăn sẽ làm đầy dạ dày của bạn nhanh hơn, gây áp lực nhiều hơn lên cơ thắt thực quản. Vì vậy, hãy ăn chậm, nhai kỹ và thoải mái trong bữa ăn.

3. Tránh bữa tối quá khuya

Không nên ăn tối ít hơn 2-3 giờ trước khi đi ngủ. Một bữa ăn trong vòng 3 giờ trước khi ngủ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược. Hãy dành đủ thời gian cho dạ dày tiêu hóa hết thức ăn.

Thay đổi trong chế độ ăn

1. Tránh các thực phẩm gây ợ nóng

Một số loại thực phẩm và đồ uống làm tăng tiết axit, làm chậm quá trình rỗng của dạ dày hoặc nới lỏng cơ thắt thực quản dưới - điều kiện tạo tiền đề cho chứng trào ngược. Những thực phẩm phổ biến bao gồm thực phẩm nhiều chất béo, thức ăn cay, cà chua, tỏi, sữa, cà phê, trà, đồ uống có ga, bạc hà và socola.

2. Nhai kẹo cao su không đường sau bữa ăn

Nhai kẹo cao su để kích thích tăng tiết nước bọt. Nước bọt có tính kiềm, có khả năng trung hòa bớt lượng axit dạ dày dư thừa, giảm triệu chứng khó chịu, nóng rát do trào ngược gây ra. Tránh hương vị bạc hà, có thể gây ra chứng trào ngược.

3. Nên ăn chuối

Nên ăn chuối vì trong quả chuối chín có chứa ít axit, không ảnh hưởng tới nồng độ axit sinh lý trong dạ dày. Đồng thời, chuối còn có khả năng tạo một lớp nhầy mỏng trên niêm mạc thực quản, làm dịu niêm mạc, hạn chế ảnh hưởng của axit dạ dày khi trào ngược;

4. Nên tăng cường các loại rau xanh

Tăng cường ăn các loại rau có tính kiềm như súp lơ xanh, cần tây, măng tây,... vì chúng có tác dụng điều hòa lượng axit trong dạ dày. Đồng thời, chất xơ có trong các loại rau này cũng giúp cải thiện chức năng tiêu hóa của dạ dày;

Nên nấu chè nha đam hoặc xay nha đam với mật ong để uống trực tiếp, giúp giảm nóng rát dạ dày, thực quản, kiểm soát chứng ợ chua, ợ nóng do trào ngược gây ra;

5. Nên cắt giảm lượng đường

Giảm lượng đường vì chế độ ăn giàu carbohydrate quá mức làm tăng khí trong dạ dày, gia tăng áp lực gây trào ngược dạ dày - thực quản;

Thay đổi thói quen sinh hoạt phù hợp

1. Giữ tư thế thẳng lưng sau bữa ăn

Sau khi ăn không nên đi nằm ngay. Nằm xuống làm tăng áp lực lên cơ thắt thực quản, khiến axit dễ trào ngược hơn.

2. Không tập thể dục ngay sau bữa ăn

Thường mất 2 – 4 giờ để thức ăn di chuyển hoàn toàn từ dạ dày đến ruột non của bạn.
Mặc dù thường không cần thiết phải đợi đến khi thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn trước khi tập thể dục, nhưng tốt nhất bạn nên tập sau ăn 1 – 2 giờ.

3. Nâng cao phần trên cơ thể

Nâng thân của bạn lên một chút với đệm giúp làm giảm áp lực lên cơ thắt thực quản dưới và có thể làm dịu chứng ợ chua, ợ nóng vào ban đêm. Nên sử dụng nệm y tế. Đừng chỉ kê đầu và vai bằng gối, điều này thực sự có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược. Nên kê cao chân giường ở phía đầu để phù hợp hơn với tư thế sinh lý của cơ thể khi ngủ.

4. Giảm cân nếu bạn thừa cân

Thừa cân gây áp lực nhiều hơn cho dạ dày và cơ thắt thực quản.

5. Tránh căng thẳng tâm lý

Tình trạng áp lực, căng thẳng thần kinh cũng tác động xấu tới hệ tiêu hóa, gián tiếp gây ợ nóng, ợ chua. Vì vậy, người bệnh trào ngược cần cân bằng cuộc sống, làm việc và nghỉ ngơi điều độ;

6. Khám sức khỏe định kỳ

Giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây trào ngược và có phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị của bác sĩ, dùng thuốc theo đơn và không tự ý sử dụng thuốc hay thay đổi liều lượng, thời gian dùng thuốc nếu không được chỉ định bởi bác sĩ.

7. Kiểm tra thuốc của bạn

Hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bất kỳ loại thuốc nào bạn dùng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược axit hoặc viêm thực quản. Ví dụ, thuốc chống trầm cảm 3 vòng như amitriptyline làm lỏng cơ thắt thực quản dưới và các tetracycline như doxycycline có thể gây viêm thực quản.

Nếu tình trạng trào ngược xảy ra thường xuyên hơn hoặc cản trở sinh hoạt hàng ngày của bạn có thể là một gợi ý của một tình trạng nghiêm trọng hơn và cần được thăm khám và đánh giá của bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá.

Nguồn tin: Loan Thy (theo YHTT)

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG TIN VỀ DỊCH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUS CORONA GÂY RA (nCoV)
CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
Thống kê
  • Đang truy cập187
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm186
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại1,627,635
  • Tổng lượt truy cập37,543,129
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây