Nhận biết trẻ bị bệnh Tay chân miệng

Thứ tư - 11/05/2022 21:36
Thời điểm giao mùa, nhất là vào mùa hè trẻ dễ gặp phải bệnh tiêu chảy cấp, sốt phát ban, sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp,… trong đó phải kể đến bệnh chân tay miệng ở trẻ có xu hướng gia tăng. Vậy dấu hiệu nhận biết trẻ bị bệnh tay chân miệng đó là gì?
Nhận biết trẻ bị bệnh Tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh chân tay miệng ở trẻ là do virus coxsackievius A16 và enterovirus 71 gây ra. Hai loại virus này xâm nhập vào trong đường tiêu hóa và lây từ người này sang người qua việc tiếp xúc thông thường.

Trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng khi tiếp xúc với người bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp qua việc trẻ chơi đồ chơi, cầm nắm đồ vật.

Bệnh tay chân miệng không cần điều trị bằng thuốc và sẽ tự khỏi trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên, có một số trường hợp để lại biến chứng bị viêm màng não, bại liệt hoặc dẫn đến tử vong.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng cần được phát hiện để điều trị kịp thời. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tay chân miệng như sau:
  • Sốt cao liên tục:Trẻ sốt trên 38,5 0C liên tục kéo dài hơn 48 tiếng và không hạ sốt.
  • Khó thở: Trẻ có biểu hiện suy tim, rối loạn huyết động… Triệu chứng khó thở bằng cách quan sát trẻ thở khó nhọc, thở nhanh hơn bình thường.
  • Đau miệng, đau họng: Sau khoảng 2 ngày sốt trẻ có cảm thấy đau họng. Trong thành miệng có nổi bọng nước gây lở loét khiến trẻ khó chịu.
  • Các nốt đỏ xuất hiện trong và ngoài miệng.
  • Tay và lòng bàn chân nổi phát ban đỏ.
  • Một số dấu hiệu khác: nôn, đau đầu, cáu gắt,…

Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà

Đối với bệnh tay chân miệng không có phương pháp nào để đặc trị. Cách điều trị bệnh tại nhà thường được bác sĩ khuyên các ông bố bà mẹ như sau:
  • Cần giảm sốt cho trẻ và bù nước thường xuyên để tránh cơ thể mất nước. Mẹ nên thỉnh thoảng cho trẻ súc miệng bằng loại nước súc miệng dành riêng cho bệnh nhân mắc bệnh này.
  • Cho bé ăn thức ăn lỏng, đồ mát để trẻ dễ tiêu hóa, tránh làm đau họng khi nuốt. Nếu bé khó nuốt, mẹ hãy chia nhỏ khẩu phần ra thành nhiều bữa.
  • Tránh cho trẻ ăn thức ăn mặn, đồ cay nóng vì miệng bé bị tổn thương vì những loại thực phẩm này sẽ khiến các vết loét của trẻ thêm trầm trọng hơn.
  • Vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ thường xuyên, sạch sẽ và thông thoáng. giữ cho các cùng da bị tổn thương luôn sạch, thoáng.
  • Trẻ và người chăm sóc trẻ phải rửa tay thường xuyên và đúng cách.
  • Bạn có thể bôi Xanh methylen lên các vết loét giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
  • Bạn có thể cho trẻ dùng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm sốt hoặc đau. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách thức dùng thuốc cho trẻ.
  • Tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Aspirin có thể gây ra hội chứng Reye ở trẻ em, một căn bệnh hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong.
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ. Bố mẹ cần chú ý quan sát kỹ các biểu hiện bất thường ở trẻ để có các biện pháp điều trị kịp thời cho trẻ nhé!

Nguồn tin: Huỳnh Trang (Theo SKĐS):

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG TIN VỀ DỊCH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUS CORONA GÂY RA (nCoV)
CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
Thống kê
  • Đang truy cập319
  • Máy chủ tìm kiếm26
  • Khách viếng thăm293
  • Hôm nay51,918
  • Tháng hiện tại51,918
  • Tổng lượt truy cập28,800,801
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây