NHỮNG BỆNH LÂY TRUYỀN TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI NGUY HIỂM

Thứ ba - 14/03/2023 04:17
Hiện nay, các bệnh truyền nhiễm mới nổi và thường gặp lây từ động vật gây ra mối đe dọa rất lớn đối với sức khỏe của động vật và con người. Ước tính có khoảng 60% các bệnh truyền nhiễm đã biết và tới 75% các bệnh truyền nhiễm mới hoặc đang phát sinh có nguồn gốc từ động vật. Bệnh truyền nhiễm từ động vật gây ra 2,5 tỷ ca bệnh ở người và 2,7 triệu ca tử vong ở người trên toàn thế giới mỗi năm. Bệnh truyền nhiễm từ động vật mới nổi là nguyên nhân gây ra một số dịch bệnh nguy hiểm và có sức tàn phá lớn nhất.
Cách tốt nhất để phòng dại cho chó là tiêm vắcxin cho chúng.
Cách tốt nhất để phòng dại cho chó là tiêm vắcxin cho chúng.
Phương thức lây truyền bệnh từ động vật sang người

Các vật nuôi có thể mang ký sinh trùng và lây truyền ký sinh trùng sang người, bằng nhiều phương thức như:
  • Con người có thể nhiễm phải bệnh từ động vật nếu vô tình nuốt phải thức ăn hoặc nước uống nhiễm phân của động vật đang nhiễm bệnh.
  • Do ăn phải thịt động vật còn sống, chưa được nấu chín đúng cách.
  • Hoặc lây truyền bệnh thông qua vết tổn thương trên da tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của động vật nhiễm bệnh.
Những bệnh lây truyền từ động vật sang người nguy hiểm, thường gặp hiện nay
  1. Bệnh Cúm gia cầm A(H5N1)
Virus A(H5N1) là chủng cúm rất nguy hiểm do có độc lực cao, tỷ lệ biến chứng và tử vong cao người (từ 50-60% trường hợp mắc). Cúm gia cầm A(H5N1) là bệnh cúm do virus cúm A/H5N1 gây ra cho các loài chim, động vật có vú và con người.

Thời gian ủ bệnh của cúm A(H5N1) từ 2-8 ngày và có thể dài đến 17 ngày sau khi người bệnh tiếp xúc với các nguy cơ.

Những dấu hiệu cơ bản bệnh cúm A/H5N1 cần lưu ý: Sốt cao liên tục trên 38OC; cảm thấy rét run, mệt mỏi, choáng váng đầu óc; đau ngực, tim đập nhanh; đau họng, ho, thường ho khan, ho có đờm.

Đặc biệt, chỉ sau nửa ngày, các triệu chứng do A/H5N1 trở nên trầm trọng. Người bệnh có biểu hiện suy hô hấp cấp như khó thở, thở nhanh, da tím tái. Các triệu chứng đi kèm là đau lan tỏa, mệt mỏi đặc biệt là đau đầu, đau nhức cơ, đau toàn thân, ý thức mê man.
  1. Bệnh Liên cầu lợn
Liên cầu khuẩn lợn (tên tiếng anh: Streptococcus suis) là một loại vi khuẩn Gram dương, hình hạt đậu. Liên cầu khuẩn lợn có khả năng lây truyền từ lợn sang người. Đây là một căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Con đường lây truyền của liên cầu khuẩn từ ​​lợn sang người là qua da bị rách khi chăm sóc lợn mắc bệnh hoặc xử lý thịt lợn mắc bệnh.

Thời gian ủ bệnh của nhiễm trùng liên cầu khuẩn lợn ở người dao động từ 3 giờ đến 14 ngày. Thời gian ủ bệnh rất ngắn, liên cầu khuẩn lợn ở người xâm nhập trực tiếp vào máu qua vết thương trên da.
Liên cầu khuẩn lợn ở người gây nhiễm trùng toàn thân, ảnh hưởng đến một số hệ thống cơ quan. Viêm màng não là biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất. Các đặc điểm biểu hiện của viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn bao gồm: Đau đầu, sốt, nôn mửa, các dấu hiệu màng não, biểu hiện trên da (bao gồm: chấm xuất huyết, ban xuất huyết và bầm máu, tất cả đều có thể lan rộng; bóng nước xuất huyết và hoại tử da), hoại tử ngón tay và ngón chân và một đặc điểm nổi bật là mất thính lực chủ quan.
  1. Bệnh Dại
Bệnh Dại là một bệnh do vi rút gây ra, hầu như gây tử vong 100% sau khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Bệnh dại lây từ nước bọt của động vật bị dại thông qua vết cắn, liếm.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể người, vi rút dại phát triển ở lớp mô dưới da hoặc từ cơ bắp vào các dây thần kinh ngoại biên và di chuyển đến tủy sống và não. Người nhiễm bệnh biểu hiện những thay đổi hành vi và dấu hiệu lâm sàng khi vi rút xâm nhập vào não. Thời gian ủ bệnh dao động từ vài ngày đến vài tháng, và có thể dài tới 1 năm.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh dại khi phát có 2 thể chính gồm thể viêm não và thể liệt:

- Thể viêm não: Triệu chứng đầu tiên là sốt, nhức đầu hoặc kiệt sức kèm theo chán ăn, mất ngủ, bồn chồn, đồng thời xuất hiện triệu chứng sợ nước, sợ gió. Ở giai đoạn tiến triển, bệnh nhân tăng tiết nước bọt nên không thể nhai, nuốt và thường xuyên khạc nhổ.

- Thể liệt: Xuất hiện triệu chứng liệt từ tay, chân đến các cơ, rối loạn tiểu tiện, đại tiện. Ngay khi liệt lan đến cơ hô hấp thì bệnh nhân sẽ tử vong.

Cách phòng chống bệnh từ động vật lây sang người

- Tiêm vắc xin phòng bệnh đối với những bệnh đã có vắc xin hoặc sau khi phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ như bị chó, mèo cắn,…

- Rửa sạch tay thường xuyên với xà phòng, đặc biệt sau khi sờ vào thú cưng và tránh tiếp xúc với phân động vật.

- Theo dõi các quy trình chế biến thức ăn bằng tay hợp lý để làm giảm nguy cơ lan truyền thực phẩm nhiễm mầm bệnh.

Nguồn tin: Loan Thy (CDC):

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
PHÁP ĐIỂN
Thống kê
  • Đang truy cập120
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm118
  • Hôm nay28,322
  • Tháng hiện tại389,319
  • Tổng lượt truy cập44,606,860
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây