Những điều cần biết về bệnh nghề nghiệp

Thứ ba - 02/04/2024 20:46
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Bệnh nghề nghiệp sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm hiệu suất làm việc của người lao động.
Khám sức khỏe định kỳ và phát hiện sớm các triệu chứng bệnh lý liên quan đến nghề nghiệp.
Khám sức khỏe định kỳ và phát hiện sớm các triệu chứng bệnh lý liên quan đến nghề nghiệp.
Bệnh nghề nghiệp được phân loại thành 5 nhóm chính, gồm:

+ Nhóm 1: Các bệnh bụi phổi và phế quản, ví dụ như các bệnh hen, bụi phổi silic và bụi phổi amiăng...

+ Nhóm 2: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp, ví dụ như bệnh nhiễm độc chì, bệnh nhiễm độc thủy ngân, bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật,...

+ Nhóm 3: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý, ví dụ như bệnh điếc do tiếng ồn, bệnh giảm áp, bệnh phóng xạ,...

+ Nhóm 4: Các bệnh da nghề nghiệp, ví dụ như bệnh sạm da, bệnh viêm da tiếp xúc, bệnh da do tiếp xúc với cao su tự nhiên,...

+ Nhóm 5: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp, ví dụ như bệnh Leptospira, bệnh viêm gan B, bệnh lao,...

Bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được nhờ việc khám phát hiện sớm và tuân thủ các quy định về an toàn và vệ sinh lao động.

Để giảm nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp, lao động có thể thực hiện theo một số cách sau đây:

+ Tuân thủ các quy định về an toàn và vệ sinh lao động của công ty, xí nghiệp.

+ Sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân như mũ bảo hiểm, khẩu trang, găng tay, giày bảo hộ.

+ Vệ sinh sạch sẽ sau khi làm việc, tắm rửa và thay quần áo thường xuyên.

+ Luyện tập sức khỏe và ăn uống đủ chất, cân bằng dinh dưỡng.

+ Khám sức khỏe định kỳ và phát hiện sớm các triệu chứng bệnh lý liên quan đến nghề nghiệp.

+ Tư vấn sức khỏe và điều trị kịp thời khi có dấu hiệu mắc bệnh nghề nghiệp.

Đối tượng khám phát hiện bệnh nghề nghiệp bao gồm:

+ Người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp.

+ Người lao động làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề, người lao động đã nghỉ hưu hoặc người lao động đã chuyển công tác không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp hoặc người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay tự nguyện đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng.

+ Người lao động chuyển sang làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.

Nguồn tin: BS Loan Thy - Khoa PCBKLN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG TIN VỀ DỊCH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUS CORONA GÂY RA (nCoV)
CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
Thống kê
  • Đang truy cập217
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm216
  • Hôm nay41,298
  • Tháng hiện tại1,610,031
  • Tổng lượt truy cập37,515,780
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây