PHÂN BIỆT SỐT XUẤT HUYẾT VÀ SỞI - SỐT PHÁT BAN

Thứ sáu - 06/05/2022 03:59
Sốt xuất huyết và sởi - sốt phát ban đều có biểu hiện ban đầu là sốt cao nhưng lại hoàn toàn khác nhau. Vậy làm thế nào phân biệt được bệnh để chủ động ứng phó kịp thời và hiệu quả hơn?
PHÂN BIỆT SỐT XUẤT HUYẾT VÀ SỞI - SỐT PHÁT BAN
Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng cấp tính do muỗi vằn hút máu người bệnh rồi truyền sang người lành. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng có thể bùng phát dịch vào mùa mưa. Bệnh lan truyền rất nhanh làm nhiều người mắc cùng lúc. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, tuy nhiên thời gian gần đây tỉ lệ mắc bệnh ở người lớn có nguy cơ tăng nhanh. Hiện chưa có thuốc ngừa và điều trị đặc hiệu. Bệnh có diễn biến thất thường, nếu phát hiện trễ thì việc điều trị rất khó khăn và có nguy cơ gây tử vong.
Biểu hiện chính của bệnh là sốt và xuất huyết. 
* Sốt: Bệnh nhân thường có biểu hiện sốt cao đột ngột, liên tục 39 - 40 0 C từ 2-7 ngày. Sốt rất khó giảm với thuốc hạ sốt.
* Xuất huyết: dạng chấm hoặc mảng xuất huyết dưới da hoặc xuất huyết ở niêm mạc như chảy máu chân răng, chảy máu cam, mắt đỏ, đau bụng, nôn ói… Các trường hợp sốt xuất huyết trở nặng thường vào ngày mắc thứ ba đến ngày thứ bảy của bệnh. Không có căn cứ để biết được trường hợp nào sẽ trở nặng. Các trường hợp trẻ béo phì, trẻ dưới 12 tháng tuổi nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời, bệnh có nguy cơ diễn biến xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí tử vong.
Những lưu ý về bệnh sốt xuất huyết :
* Sốt xuất huyết có đến 4 tuýp vi rút nên mắc bệnh sốt xuất huyết rồi vẫn có thể mắc lại, mặc dù sau khi mắc sốt xuất huyết cơ thể sẽ tạo ra kháng thể.
* Hiện nay chưa có thuốc ngừa và điều trị đặc hiệu bệnh sốt xuất huyết, cách phòng bệnh tốt nhất là diệt lăng quăng và tránh để muỗi đốt thông qua việc ngủ mùng kể cả ban ngày , tiêu diệt muỗi, không để cho muỗi có nơi trú ẩn, đẻ trứng sinh sôi.
* Đối tượng dễ mắc sốt xuất huyết: không chỉ trẻ em, mà cả người lớn cũng có nguy cơ bị sốt xuất huyết khi bị muỗi đốt. Do vậy, không nên chủ quan với tình trạng sốt cao kèm các biểu hiện đau đầu, đau nhức cơ khớp toàn thân.
Sởi và Sốt phát ban là gì?
Bệnh chủ yếu do các loại virut gây nên, đặc biệt đối với trẻ chưa có miễn dịch chống lại chúng. Bệnh lây lan qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng của người bệnh khi ho, hắt hơi.
Tất cả các bệnh sốt phát ban đều có đặc điểm sốt cao 39 - 40 0 C. Bệnh sởi là bệnh sốt phát ban, nhưng phát ban của sởi có đặc điểm khác so với sốt phát ban thông thường:
* Sự khác biệt thứ nhất: Nốt ban sởi trình tự mọc ban từ sau tai lan ra mặt - lưng, sau từ 2-3 ngày ban sẽ lan ra toàn thân. Khi thấy trẻ sốt cao buổi sáng có phát ban ở sau tai, chiều các ban lan ra mặt và ngực thì cần nghĩ ngay tới sởi. Còn sốt phát ban thông thường thì sẽ mọc toàn thân ngay khi mọc ban.

* Khác biệt thứ hai: Để nhận ra trẻ mắc sởi sớm vào ngày thứ 2 trẻ sốt cao sẽ có thêm biểu hiện mắt hơi đỏ (viêm kết mạc) hoặc mắt trẻ có rỉ mắt nhiều hơn.
* Khác biệt thứ ba: Khi trẻ mắc sởi thường kèm thêm các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi do bị viêm long đường hô hấp. Trẻ bị sốt phát ban thông thường sẽ không có viêm kết mạc và viêm long đường hô hấp.

Hầu hết trẻ bị sốt phát ban từ ngày thứ tư trở đi sẽ dần hết sốt, ăn uống được. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho trẻ. Đặc biệt, bệnh càng trở nên nguy hiểm với những trẻ có sức đề kháng kém, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ dưới 12 tháng tuổi… Một số biến chứng có thể gặp như: viêm tai giữa, viêm phổi nặng, viêm màng não, viêm loét giác mạc gây mù vĩnh viễn, suy dinh dưỡng nặng sau nhiễm sởi.
Làm thế nào để phân biệt được giữa sốt xuất huyết và sởi - sốt phát ban?
Cách đơn giản nhất để phân biệt ban trong sốt xuất huyết và ban trong sởi - sốt phát ban là dùng ngón tay cái và ngón trỏ cùng bên căng vùng da có chấm đỏ (ban đỏ) hoặc vùng da sung huyết. Nếu phát hiện chấm đỏ mất đi, buông ra là màu đỏ hồi phục ngay thì chính là dấu hiệu của sốt phát ban. Ngược lại, nếu vẫn thấy chấm đỏ li ti sau khi căng da, đó là sốt xuất huyết.
Tuy nhiên, để đảm bảo phân biệt sốt xuất huyết và sởi - sốt phát ban chính xác cũng như tránh những nguy cơ bệnh lý tiềm ẩn kể trên, nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám - tư vấn - điều trị ngay khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu bất thường để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.

Tác giả bài viết: Ds Hồng Thắm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
PHÁP ĐIỂN
Thống kê
  • Đang truy cập73
  • Hôm nay18,324
  • Tháng hiện tại250,838
  • Tổng lượt truy cập41,543,647
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây