Phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Thứ ba - 18/06/2024 22:32
Bệnh tiêu chảy là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hoá, do kí sinh trùng, trực khuẩn, vi khuẩn gây ra. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, thời tiết giao mùa, khí hậu ẩm ướt thì trẻ em có sức đề kháng kém càng dễ mắc phải. Bệnh tiêu chảy thường xảy ra trong mùa khô và nhiều nắng.
Phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em
Để hiểu biết sâu hơn về bệnh tiêu chảy, các mẹ và các em học sinh cần nắm rõ một số thông tin cơ bản như sau:

Thế nào là tiêu chảy?

Bệnh tiêu chảy là một bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tiêu hóa, do vi khuẩn gây nên. Như chúng ta đã biết trẻ bị xem là mắc tiêu chảy khi đi đại tiện trên 3 lần một ngày, ra phân lỏng hoặc toàn nước. Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đa số trường hợp bệnh hồi phục tốt nếu được chăm sóc đúng cách, ngược lại bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như mất nước, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng thậm chí tử vong. Tiêu chảy được phân thành 3 loại:

Tiêu chảy cấp (TCC): là loại thường gặp chiếm 70 - 80%, trẻ bị tiêu chảy kéo dài  dưới 14 ngày, thường chỉ khoảng 5 – 7 ngày.

Tiêu chảy kéo dài: tiêu chảy trên 14 ngày.

Hội chứng lỵ: đi ngoài nhiều lần, trong phân có đờm, máu.

Nguyên nhân:  Tiêu chảy ở trẻ em do 3 tác nhân siêu vi, vi trùng, và độc tố E.coli và shigella (lỵ) là 2 nguyên nhân do vi trùng gây ra ở các nước đang phát triển như ở Việt Nam.

Do virus: Có nhiều loại virus gây tiêu chảy cấp tính, thông thường là Rotavirus (30-  50%) hay gặp vào mùa Đông.

Do vi khuẩn: E.Coli, tả, lỵ, thương hàn.

Do ký sinh trùng: Nấm, đơn bào Amíp.

Thức ăn không thích hợp, dinh dưỡng không tốt.

Trẻ cũng trẻ cũng dễ bị tiêu chảy do vi trùng gây ra, trong nhiễm độc thức ăn, thức ăn kém chất lượng, thức ăn ôi thiu, ăn uống không giữ vệ sinh.

Nhiễm khuẩn đường ruột. Viêm nhiễm ngoài ruột như viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm phổi sau sởi hay ho gà.

Nhận biết bệnh tiêu chảy ở trẻ:

a. Trẻ có thật sự tiêu chảy hay không ?

Trẻ bị tiêu chảy thường có những dấu hiệu sớm như ăn kém, bỏ ăn, đầy bụng, nôn.

Những biểu hiện này kéo dài 3 – 6 giờ trước khi tiêu chảy. Trẻ tiêu chảy phân lỏng, toé nước, hoặc phân nước có máu, phân nhày lẫn máu. Trẻ đau bụng, nôn.

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, điều quan trọng là phải theo dõi để phát hiện các dấu hiệu mất nước và mất muối.

Trẻ bị tiêu chảy khi đi cầu phân lỏng không đóng khuôn trên 3 lần một ngày. Khi trẻ đi ngoài phân sệt 1-2 lần mỗi ngày không, sốt không ói, vẫn chơi trường không phải tiêu chảy, chúng ta cần theo dõi thêm.

b. Tiêu chảy phân có máu:

Với trường hợp tiêu chảy phân có máu, trẻ đã mắc bệnh lỵ.

c. Thời gian tiêu chảy:

Tiêu chảy dưới 14 ngày ( thường gặp) gọi là tiêu chảy cấp. Tiêu chảy từ 14 ngày trở lên gọi là tiêu chảy kéo dài.

d. Cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay khi:

-  Tiêu chảy kéo dài.

-  Lỵ.

-  Tiêu chảy có mất nước dù dưới bất kỳ hình thức nào (tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài, lỵ).

-  Tiêu chảy chưa có dấu hiệu mất nước nhưng kèm theo các triệu trứng sốt trên 2 ngày, ói nhiều lần, quấy khóc bất thường, tiêu máu nhiều, phân nhiều nước, tiêu nhiều lần.

Khi nào có thể chăm sóc theo dõi trẻ tại nhà ?

Trẻ không có dấu hiệu mất nước, không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, tiêu chảy trong vòng từ 1 - 2 ngày, trẻ vẫn chơi vẫn ăn uống tốt.
 

Vì sao chúng ta phải phòng chống bệnh tiêu chảy cấp?

Bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm lây lan nhanh và dễ tử vong nhưng có thể phòng được.

Đề phòng bệnh tiêu chảy:

Sử dụng nước uống sạch, chín. Rửa tay trước khi ăn, chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh. Không nên ăn thức ăn ở những nơi không đảm bảo vệ sinh. Cho trẻ ăn dăm đủ 4 nhóm chất tinh bột, Protein( thịt, cá…), Lipid (dầu ăn…), Vitamin, chất xơ (rau, trái cây). Tiêm chủng đầy đủ, cho trẻ uống ngừa tiêu chảy cấp do Rotavirus từ 2 tháng tuổi đến 5 tháng tuổi. Phòng tránh suy dinh dưỡng sau tiêu chảy là phải cho ăn thêm ít nhất một bữa mỗi ngày trong 2 tuần sau tiêu chảy, theo dõi cân nặng mỗi tháng. Không nên dùng kháng sinh bừa bãi trong những bệnh lý khác.

+ Bù nước và điện giải: uống ORS theo hướng dẫn

+ Chế độ dinh dưỡng:

Cho trẻ bú sữa ngay từ khi mới sinh.

Khi trẻ 6 tháng thì cho ăn bổ sung và thức ăn phải đảm bảo đủ dinh dưỡng

+ Vệ sinh an toàn thực phẩm:

Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín, uống sôi. Không ăn tiết canh, rau sống, uống nước lã. Không ăn thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, nem chua. Dụng cụ chế biến và ăn uống phải được giữ sạch. Rau quả tươi phải rửa sạch, gọt, bóc vỏ. Nước uống phải được vô trùng. Không cho trẻ ăn quà vặt ở các hàng rong. Trước khi chế biến thức ăn và cho trẻ ăn phải rửa sạch bàn tay. Rửa tay cho trẻ, móng tay phải cắt ngắn.

+ Vệ sinh cá nhân, môi trường:                         

Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh.

Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi. Đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột hoặc CloraminB sau mội lần đi tiêu.

Phân và chất thải của người bệnh phải đổ vào nhà tiêu, rắc vôi bột hoặc CloraminB vào sau mội lần đi để sát khuẩn.

Khu vệ sinh đảm bảo; thu gom xử lý rác, nước thải.

Tránh tập trung ăn uống đông người nơi không đảm bảo vệ sinh…

Hạn chế ra vào vùng đang có dịch.

+ Bảo vệ nguồn nước và nguồn nước sạch:

Nguồn nước ăn uống phải đảm bảo sạch sẽ.

Cấm đổ rác thải, chất thải, nước giặt. Không rửa và đổ chất thải của người bệnh xuống ao, hồ, sông, suối và không vứt xác động vật và rác xuống ao, hồ.

Nước dùng để sinh hoạt lấy từ ao, hồ, sông, suối phải được khử khuẩn băng CloraminB trước khi dùng.

Khi trong gia đình có người bị tiêu chảy chúng ta phải làm gì?

Khi trong gia đình có người bị tiêu chảy phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Thực hiện các biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm:

Thực hiện ăn chín uống sôi. Tất cả đồ ăn thức uống cần đun sôi trước khi ăn, uống.

Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với chất thải của người bệnh.

Dụng cụ bát đĩa trước khi ăn cần rửa sạch và nhúng vào nước sôi.

Bảo quản tố thực phẩm đã chế biến chống ruồi, muỗi, mưa gió, bụi bặm.

Xử lý phân, chất thải đảm bảo yêu cầu vệ sinh. Không dùng phân tươi để bón và tưới rau.

Thực hiện 6 không:

Không ăn rau sống.

Không ăn tiết canh.

Không ăn mắm tôm, mắm tép sống

Không ăn nem chạo.

Không ăn nem chua

Không uống nước lã, nước mất vệ sinh.

Là học sinh chúng ta cần làm những gì ?

Đến trường đi tiêu hợp lý tại nhà vệ sinh, không đi bừa bãi ra môi trương xung quanh lớp học.

Rửa tay sau khi đi vệ sinh.

Không ăn quà bánh, hoa quả xanh, uống nước lã.

Không vứt rác bừa bãi ra lớp, sân trường và quanh lớp học.

Tóm lại, các bà mẹ cần chú ý trong việc chăm sóc sức khỏe của trẻ tránh tình trạng trẻ bị tiêu chảy. Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy, các bà mẹ nên nhớ điều quan trọng nhất trong điều trị tiêu chảy là uống Oresol đúng cách, không phải là thuốc. Cần nhanh chóng cho trẻ đi bệnh viện nếu đã mất nước. Và các bà mẹ cần chú ý tăng cường dinh dưỡng cho trẻ sau tiêu chảy để tránh tình trạng suy dinh dưỡng.

Qua bài tuyên truyền này hy vọng rằng các mẹ và các em học sinh đã phần nào hiểu biết thêm về nguyên nhân và cách phòng chống bệnh tiêu chảy. Chúng ta hãy cố gắng thực hiện tốt những điều nói trên trong sinh hoạt hàng ngày để tránh được việc mắc phải bệnh tiêu chảy.

Nguồn tin: Lê Lan (Theo YHTT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG TIN VỀ DỊCH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUS CORONA GÂY RA (nCoV)
CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
Thống kê
  • Đang truy cập104
  • Máy chủ tìm kiếm33
  • Khách viếng thăm71
  • Hôm nay22,302
  • Tháng hiện tại43,068
  • Tổng lượt truy cập31,655,396
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây