Rối loạn tiêu hoá (RLTH) có tỷ lệ mắc rất cao ở bất kỳ quốc gia nào (14-87%), hàng năm khoảng 25% dân số trong cộng đồng có biểu hiện rối loạn tiêu hoá, song chỉ một phần tư số người đi khám bệnh vì bị đau bụng hoặc bụng khó chịu kéo dài, ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ, công việc.
Các triệu chứng của rối loạn tiêu hoá có thể thấy ở cả những người không có hoặc có một bệnh thực thể, cho nên cần chẩn đoán phân biệt đó là rối loạn chức năng hay là một bệnh thực thể ( ví dụ loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, bệnh sỏi mật…).
1. Các triệu chứng của rối loạn tiêu hoá
Người bệnh có thể có 1 triệu chứng nổi trội hay nhiều triệu chứng sau :
Do có những cơ chế sinh lý bệnh khác nhau của mỗi thể bệnh, và để dùng thuốc điều trị phù hợp, nên người ta chẩn đoán theo triệu chứng đơn độc nổi trội theo lời khai của bệnh nhân :
Tuy nhiên thường hay có những chồng chéo về triệu chứng trong các thể bệnh như : Bệnh trào ngược thực quản, hội chứng ruột kích thích. Mặt khác, theo thời gian các triệu chứng có thể thay đổi khác với lúc đầu về vị trí và cường độ.
2. Cần loại trừ bệnh thực thể
Cần loại trừ một số bệnh thực thể có thể gây nên triệu chứng RLTH ở bụng trên như: Loét dạ dày tá tràng, bệnh trào ngược thực quản (GERD) có hay không có viêm thực quản, viêm dạ dày mạn có vi khuẩn Helicobacter pylori (+), bệnh ác tính ở dạ dày- thực quản, bệnh đường mật-tuỵ, dùng thuốc NSAIDs, Aspirin…
Có những triệu chứng báo động gợi ý một bệnh có biến chứng cần gửi ngay đi bệnh viện xác định như: Chảy máu tiêu hoá (nôn ra máu, đại tiện phân đen), sờ thấy có khối u thượng vị, thiếu máu, nôn kéo dài, nuốt khó ngày một tăng, sút cân, các triệu chứng ban đêm kéo dài …
- Cần nội soi dạ dày-tá tràng cho mọi lứa tuổi ngay từ đầu, xác định vi khuẩn Helicobacter pylori . Nếu thấy có một bệnh thực thể thì cần xử trí ngay như : Loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày mạn HP(+), viêm trợt thực quản, ung thư dạ dày … Khi cần thiết có thể làm nội soi can thiệp.
- Xquang ít giá trị, chỉ làm khi nghi ngờ có tắc ruột.
- Siêu âm: Không làm thường quy, chỉ làm khi có nghi ngờ về đường mật tuỵ qua các xét nghiệm sinh hoá. Những cơ chế liên quan tới rối loạn tiêu hóa.
- Rối loạn vận động dạ dày-ruột: Tống đẩy chậm hơn, hang vị giảm vận động, giảm tần số các phức hợp vận động di chuyển giữa thời kỳ tiêu hoá, tăng giai đoạn co thắt ở đáy vị sau bữa ăn; rối loạn hiệp đồng hang vị-đáy vị.
- Dạ dày-ruột tăng nhạy cảm, bất thường của trục thần kinh trung ương-ruột .
- Yếu tố ăn uống và môi trường: Triệu chứng tăng lên sau bữa ăn nhiều chất béo, sau khi điều trị thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) , sau nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, sau viêm DD-Ruột cấp do salmonella.
- Stress
- Các yếu tố tâm lý-xã hội
4. Điều trị
- Biện pháp chung: Giải thích làm cho người bệnh an tâm. Tránh uống rượu, cà phê, nghiện thuốc lá vì thường làm giảm trương lực cơ thắt dưới thực quản. Thức ăn nhiều mỡ làm chậm tống đẩy của dạ dày và dễ bị trào ngược thực quản. Tránh để cho tăng cân, tránh béo phì vì làm tăng áp lực đè vào cơ thắt dưới thực quản. Không dùng các thuốc Aspirine, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc an thần. Không ăn cay, chua, ăn chậm nhai kỹ, ăn bữa chính buổi tối 3 giờ trước khi ngủ, tư thế nằm đầu cao.
- Các rối loạn chức năng ruột: có thể cùng có với rối loạn chức năng dạ dày. Mời bạn đọc nhấn vào link để theo dõi thêm về rối loạn chức năng dạ dày.
Nguồn tin: Song Khang (Theo SKĐS)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn