ANH PHÁT HIỆN TRƯỜNG HỢP ĐẦU TIÊN NHIỄM CÚM LỢN Ở NGƯỜI

Thứ hai - 27/11/2023 20:09
ANH PHÁT HIỆN TRƯỜNG HỢP ĐẦU TIÊN NHIỄM CÚM LỢN Ở NGƯỜI
UKHSA đang đẩy nhanh việc truy vết tiếp xúc, gia tăng giám sát tại các bệnh viện ở Bắc Yorkshire, khu vực ở phía Bắc England nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm.

UKHSA đang đẩy nhanh việc truy vết tiếp xúc, gia tăng giám sát tại các bệnh viện ở Bắc Yorkshire, khu vực ở phía Bắc England nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm. Ngày 27/11, giới chức y tế Anh cho biết đã ghi nhận ca nhiễm cúm lợn đầu tiên ở người.

Theo Cơ quan An ninh y tế Anh (UKHSA), một bệnh nhân đã đi kiểm tra sức khỏe sau khi có triệu chứng mắc bệnh đường hô hấp. Kết quả xét nghiệm cho thấy người này đã nhiễm virus H1N2, vốn chỉ lưu hành ở loài lợn.

Đây là lần đầu tiên cơ quan y tế Anh phát hiện trường hợp nhiễm virus này ở người. UKHSA đang đẩy nhanh việc truy vết tiếp xúc, gia tăng giám sát tại các bệnh viện ở Bắc Yorkshire, khu vực ở phía Bắc England nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm.

Bệnh nhân nhiễm virus H1N2 nói trên chỉ ốm nhẹ và hiện đã phục hồi hoàn toàn. Nhà chức trách đang nỗ lực làm rõ nguồn lây nhiễm. Virus cúm A(H1) lưu hành ở lợn tại hầu hết các khu vực trên thế giới. Các virus H1N1, H1N2 và H3N2 là các chủng chính của các virus cúm A ở lợn. Các virus này đôi lúc lây sang người, thường là sau khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với lợn hoặc môi trường bị ô nhiễm.

Đại dịch H1N1 vào năm 2009 là đợt bùng phát cúm lớn đầu tiên trong thế kỷ 21. Theo số liệu cập nhật của Tạp chí Y khoa The Lancet, dịch bệnh này đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người.
 


PHÒNG LÂY NHIỄM BỆNH CÚM LỢN TỪ NGƯỜI SANG NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO?

Tránh những tiếp xúc với người có triệu chứng như mệt mỏi, sốt và ho. Khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế, đeo kính... Rửa tay kỹ bằng xà phòng với nước sạch thường xuyên; tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi; sử dụng các thuốc sát khuẩn đường mũi, họng, mắt hàng ngày như súc miệng bằng nước sát khuẩn (nước muối loãng, dung dịch TB, Listerin...) hoặc dung dịch nước tỏi.

Vệ sinh mắt, mũi bằng nước muối sinh lý, hoặc các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường là cần thiết và hiệu quả trong phòng bệnh. Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp, ít thông khí ở khu vực nghi có dịch. Không cho trẻ em dùng chung đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng trong khu vực nghi có dịch. Giữ ấm không để bị nhiễm lạnh (mặc đủ ấm, tránh nước mưa, tránh bị ướt...). Tăng cường sức khỏe bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và rèn luyện thân thể.

Nguồn tin: Trung tâm KSBT Bến Tre::

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG TIN VỀ DỊCH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUS CORONA GÂY RA (nCoV)
CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
Thống kê
  • Đang truy cập221
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm220
  • Hôm nay41,303
  • Tháng hiện tại1,610,036
  • Tổng lượt truy cập37,515,785
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây