Gia tăng các ca bệnh truyền nhiễm, nguy cơ dịch chồng dịch

Thứ tư - 28/06/2023 21:18
Vài tuần gần đây số ca bệnh tay chân miệng tại các tỉnh phía Nam và đặc biệt là TP.HCM tăng mạnh dù chưa vào mùa bệnh. Dự đoán, đỉnh dịch tay chân miệng sẽ rơi vào tháng 7, nguy cơ “dịch chồng dịch” với sốt xuất huyết rất cao.
Nguy cơ dịch tay chân miệng chồng sốt xuất huyết khi mùa mưa tới và học sinh quay lại trường.
Nguy cơ dịch tay chân miệng chồng sốt xuất huyết khi mùa mưa tới và học sinh quay lại trường.

Theo số liệu từ Sở Y tế TP.HCM, trong tuần 25 (từ ngày 19-25/6) số ca bệnh tay chân miệng tại Thành phố đã tăng gấp đôi so với 4 tuần trước. Cụ thể, trong tuần 25, Thành phố ghi nhận 779 ca tay chân miệng, tăng gấp đôi (116,2%) so với trung bình 4 tuần trước (360 ca). Trong đó, số ca nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú đều tăng lần lượt là 1,8 lần và 2,8 lần.

Tính từ đầu năm tới nay Thành phố ghi nhận 736 ca mắc chân tay miệng, thấp hơn 47,7% so với cùng kỳ năm 2022 (7.144 ca). Theo ghi nhận 21/22 quận huyện đều có số ca mắc tăng so với trung bình 4 tuần trước.

Các chuyên gia cho rằng, thời gian tới, số ca mắc, trở nặng và tử vong do tay chân miệng sẽ tiếp tục tăng nếu Thành phố không kịp thời triển khai các giải pháp chống dịch và điều trị có hiệu quả. Đồng thời, dự đoán đỉnh dịch tay chân miệng sẽ rơi vào khoảng tháng 7, lúc này mùa mưa sẽ bắt đầu và nguy cơ dịch tay chân miệng chồng dịch sốt xuất huyết là rất cao.

Trong tuần 25, Thành phố ghi nhận 197 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 18% so với trung bình 4 tuần trước. Đáng chú ý, số ca nhập viện điều trị nội trú tăng 11,4 % và số ca điều trị ngoại trú là 24,6%. Tính từ đầu năm tới tuần 25, Thành phố ghi nhận 8.298 ca bệnh sốt xuất huyết, thấp hơn 53,2% so cùng kỳ năm 2022 (17.733 ca). Thành phố chưa ghi nhận trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.

PGS.TS.BS Phạm Văn Quang, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết, cho tới nay TP.HCM vẫn chưa ghi nhận có ca sốt xuất huyết nặng dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, thời gian tới nguy cơ gia tăng ca bệnh và ca nặng là rất cao do người dân và trẻ em ở các tỉnh đổ về sau kỳ nghỉ hè ở quê trở về Thành phố và các nhà trẻ bắt đầu hoạt động trở lại.

Để tránh tình trạng dịch chồng dịch, Thành phố cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết trên địa bàn. Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo người dân cần chủ động phòng bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết, tuyệt đối không chủ quan, lơ là trước dịch bệnh.

Để phòng bệnh tay chân miệng, người dân nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy cho trẻ và người chăm sóc trẻ. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ trẻ tiếp xúc hàng ngày.

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất. Theo dõi sát khi trẻ bệnh để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh chuyển nặng và đưa đến bệnh viện ngay.

Nguồn tin: Lê Trang (Theo SKĐS)::

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
PHÁP ĐIỂN
Thống kê
  • Đang truy cập223
  • Hôm nay48,418
  • Tháng hiện tại756,145
  • Tổng lượt truy cập38,289,529
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây