Ngộ độc thực phẩm: Báo động đỏ trong những ngày hè

Thứ sáu - 21/04/2023 05:07
Tình trạng bị ngộ độc thực phẩm thời hiện đại như ngày nay đang phổ biến ở khắp nơi, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.
Vệ sinh thực phẩm kỹ trước khi ăn liền hoặc chế biến
Vệ sinh thực phẩm kỹ trước khi ăn liền hoặc chế biến
Mùa hè thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển, dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao nên các vụ ngộ độc tập thể, ngộ độc tại gia đình, ngộ độc do ăn hàng quán tại vỉa hè tăng lên với con số đáng báo động.

Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Người bị ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện qua những triệu chứng lâm sàng như nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng... Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn khiến tinh thần con người mệt mỏi và có nguy có dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm:

- Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng: Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn; do virus; do ký sinh trùng; do nấm mốc và nấm men.

- Ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị biến chất, ôi thiu: Một số loại thực phẩm khi để lâu hoặc bị ôi thiu thường phát sinh ra các loại chất độc (dầu, mỡ dùng đi dùng lại nhiều lần...). Các chất này thường không bị phá hủy hay giảm khả năng gây độc khi được đun sôi.

- Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc: Khi ăn phải các thực phẩm có sẵn chất độc rất có thể bị ngộ độc như cá nóc, cá cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm, một số loại quả đậu…

- Ngộ độc thực phẩm do nhiễm các chất hóa học: Do ô nhiễm kim loại nặng (thực phẩm được nuôi trồng, chế biến tại các khu vực mà nguồn nước, đất bị ô nhiễm các loại kim loại nặng); do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; do phụ gia thực phẩm; do các chất phóng xạ.

Các biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm:

- Chọn thực phẩm tươi, sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đọc kỹ các thông tin trên nhãn, thông tin liên quan đến thực phẩm

- Vệ sinh thực phẩm kỹ trước khi chế biến, nấu chín, mở vung khi đun nấu, thực hiện ăn chín, uống sôi; không sử dụng thức ăn quá hạn, bị ôi thiu.

- Không sử dụng các loại thực phẩm để lâu ngày, thực phẩm đã có dấu hiệu thay đổi về mùi, màu sắc.

- Không ăn tiết canh của gia súc, gia cầm, nem chua, nem chạo sống...

Nguồn tin: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Bến Tre:::

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây