Ngành y tế Bến Tre xây dựng phương án phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ

Thứ hai - 20/11/2023 02:29
Hiện nay, tình hình bệnh Đậu mùa khỉ đang có xu hướng gia tăng ở nước ta. Nhằm đáp ứng kịp thời và có phương án xử lý dịch trong thời gian sắp tới, ngày 17/11/2023 Sở Y tế tỉnh Bến Tre xây dựng phương án phòng, chống dịch Đậu mùa khỉ.
Ngành y tế Bến Tre xây dựng phương án phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ
Tính đến ngày 12/11/2023, cả nước ghi nhận 74 trường hợp mắc bệnh Đậu mùa khỉ, trong đó đã có 01 trường hợp tử vong. Đa phần các ca bệnh tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh, chủ yếu gặp ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới và có tiền sử nhiễm HIV. Đây là dịch bệnh mới ghi nhận tại nước ta, mầm bệnh đã xâm nhập trong cộng đồng nên trong thời gian tới, nhiều khả năng Việt Nam sẽ tiếp tục ghi nhận các trường hợp bệnh mới, đặc biệt tại các thành phố lớn khác ngoài TP. Hồ Chí Minh.

Tại Bến Tre, tính đến 15/11/2023 toàn tỉnh ghi nhận 01 ca mắc Đậu mùa khỉ, bệnh nhân được tiếp nhận điều trị tại cơ sở y tế, tình hình sức khỏe ổn định.

Nhận định tình hình: hiện nay, hầu hết các trường hợp mới phát hiện đều là ca nội địa không có đi nước ngoài hay tiếp xúc người nước ngoài; vì vậy nhiều khả năng mầm bệnh đang lưu hành trong cộng đồng. Do đó, nguy cơ xuất hiện thêm các trường hợp bệnh Đậu mùa khỉ trong thời gian tới là rất cao.

Mục tiêu của phương án nhằm phát hiện sớm các trường hợp Đậu mùa khỉ, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong; thống nhất quy trình xử lý dịch và điều trị bệnh Đậu mùa khỉ tại các tuyến nhằm tránh bị động khi dịch bùng phát trên diện rộng.

Trong phương án đưa ra các tình huống đáp ứng dịch khi xảy ra:

1. Khi phát hiện ca bệnh nghi ngờ tại các phòng khám, cơ sở y tế

  1.1. Khi phát hiện ca bệnh nghi ngờ tại cơ sở y tế tư nhân

  - Phòng khám thu thập đầy đủ thông tin của bệnh nhân và thực hiện báo cáo ngay cho Trạm Y tế/Trung tâm Y tế đóng trên địa bàn, đồng thời bố trí cách ly phòng riêng và hướng dẫn người nghi ngờ mắc bệnh tuân thủ nguyên tắc “2K” (Khẩu trang - Khử khuẩn).

  - Trung tâm Y tế thực hiện báo cáo ngay cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để phối hợp điều tra, xác minh. Đồng thời, Trung tâm Y tế hướng dẫn bệnh nhân về đơn vị để thực hiện cách ly, điều tra dịch tễ và lấy mẫu nếu thỏa điều kiện ca bệnh nghi ngờ. Trong trường hợp đơn vị không đủ điều kiện lấy mẫu thì báo cáo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để hỗ trợ.

  - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật sẽ liên hệ Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh để báo cáo về việc lấy mẫu và thống nhất việc gửi mẫu.

  - Trong trường hợp ca bệnh có kết quả xét nghiệm dương tính thì Trung tâm Y tế (có điều trị nội trú) thực hiện cách ly, điều trị ca bệnh theo địa bàn phát hiện và đảm bảo theo nguyên tắc “04 tại chỗ”. Đối với trường hợp Trung tâm Y tế không có điều trị nội trú thì bệnh viện đa khoa tỉnh/bệnh viện khu vực đóng trên địa bàn sẽ tiếp nhận để cách ly, điều trị bệnh nhân. Nếu trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của đơn vị mà bắt buộc phải chuyển tuyến cao hơn thì phải liên hệ trước để tuyến trên sắp xếp phòng cách ly.

  - Trung tâm Y tế sẽ phản hồi danh sách các trường hợp tiếp xúc với ca bệnh về cho Trạm Y tế để quản lý, hướng dẫn theo dõi sức khỏe trong vòng 21 ngày kể từ thời điểm tiếp xúc lần cuối.

  - Khi các trường hợp tiếp xúc có triệu chứng nghi ngờ Đậu mùa khỉ như: sốt, phát ban, sưng hạch… thì thực hiện lại quy trình khi phát hiện ca bệnh ngoài cộng đồng.

  1.2. Khi phát hiện ca bệnh nghi ngờ tại cơ sở y tế công lập

  - Thực hiện cách ly riêng nhằm hạn chế nguy cơ lây lan, điều tra dịch tễ và thực hiện lấy mẫu xét nghiệm nếu đáp ứng tiêu chuẩn ca bệnh nghi ngờ. Trong trường hợp đơn vị không đủ điều kiện lấy mẫu thì báo cáo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để hỗ trợ.

  - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật sẽ liên hệ Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh để báo cáo về việc lấy mẫu và thống nhất việc gửi mẫu.

  - Trong trường hợp ca bệnh có kết quả xét nghiệm dương tính thì đơn vị phát hiện ca bệnh sẽ thực hiện cách ly, điều trị và đảm bảo theo nguyên tắc “04 tại chỗ”. Riêng trường hợp ca bệnh được phát hiện tại Trung tâm Y tế không có điều trị nội trú thì bệnh viện đa khoa tỉnh/bệnh viện khu vực đóng trên địa bàn sẽ tiếp nhận để cách ly, điều trị bệnh nhân. Nếu trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của đơn vị mà bắt buộc phải chuyển tuyến cao hơn thì phải liên hệ trước để tuyến trên sắp xếp phòng cách ly.

  - Đối với các ca bệnh phát hiện tại bệnh viện đa khoa tỉnh/bệnh viện khu vực thì đơn vị sẽ liên hệ với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để thực hiện hội chẩn nhanh về ca bệnh nghi ngờ và xin ý kiến Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh về việc lấy mẫu. Nếu thỏa điều kiện ca bệnh nghi ngờ thì bệnh viện thực hiện điều tra dịch tễ và gửi kèm theo phiếu yêu cầu xét nghiệm bệnh phẩm về cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật.

  - Trung tâm Y tế chịu trách nhiệm phản hồi danh sách các trường hợp tiếp xúc với ca bệnh về cho Trạm Y tế để hướng dẫn họ tự theo dõi sức khỏe trong vòng 21 ngày kể từ thời điểm tiếp xúc lần cuối.

  - Khi các trường hợp tiếp xúc có triệu chứng nghi ngờ Đậu mùa khỉ như: sốt, phát ban, sưng hạch… thì thực hiện lại quy trình khi phát hiện ca bệnh ngoài cộng đồng.

  2. Khi phát hiện ca bệnh ngoài cộng đồng

  - Khi nhận được thông tin về ca bệnh nghi ngờ mắc Đậu mùa khỉ từ cộng đồng thì Trạm Y tế sẽ tiến hành xác minh và thực hiện báo cáo ngay cho Trung tâm Y tế để phối hợp điều tra dịch tễ nếu đúng thông tin. Đồng thời báo cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để hỗ trợ về chuyên môn.

  -  Trạm Y tế sẽ hướng dẫn ca bệnh nghi ngờ đến Trạm để cách ly tạm thời và chờ Trung tâm Y tế xuống hỗ trợ điều tra dịch tễ. Sau khi đã xác định thỏa các điều kiện của ca bệnh nghi ngờ thì Trung tâm Y tế hướng dẫn bệnh nhân về đơn vị để cách ly tạm thời và thực hiện lấy mẫu xét nghiệm. Trong trường hợp đơn vị không đủ điều kiện lấy mẫu thì báo cáo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để hỗ trợ.

  - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật sẽ liên hệ Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh để báo cáo về việc lấy mẫu và thống nhất việc gửi mẫu.

  - Trong trường hợp ca bệnh có kết quả xét nghiệm dương tính thì Trung tâm Y tế nơi phát hiện ca bệnh sẽ thực hiện cách ly, điều trị và đảm bảo theo nguyên tắc “04 tại chỗ”. Riêng trường hợp Trung tâm Y tế không có điều trị nội trú thì bệnh viện đa khoa tỉnh/bệnh viện khu vực đóng trên địa bàn sẽ tiếp nhận để cách ly, điều trị bệnh nhân. Nếu trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của đơn vị mà bắt buộc phải chuyển tuyến cao hơn thì phải liên hệ trước để tuyến trên sắp xếp phòng cách ly.

  - Trung tâm Y tế sẽ phản hồi danh sách tiếp xúc cho Trạm Y tế để hướng dẫn các trường hợp này tự theo dõi sức khỏe trong vòng 21 ngày kể từ thời điểm tiếp xúc lần cuối.

  - Khi các trường hợp tiếp xúc có triệu chứng nghi ngờ Đậu mùa khỉ như: sốt, phát ban, sưng hạch… thì thực hiện lại quy trình khi phát hiện ca bệnh ngoài cộng đồng.

Phần tổ chức thực hiện:

1. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

- Chịu trách nhiệm chính về công tác chuyên môn trong việc đáp ứng, xử lý các ổ dịch Đậu mùa khỉ trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

- Phối hợp cơ sở y tế địa phương lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ bệnh Đậu mùa khỉ phát hiện tại cộng đồng.

- Đẩy mạnh thực hiện truyền thông về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Đậu mùa khỉ theo khuyến cáo của Bộ Y tế, tập trung truyền thông cho các đối tượng có nguy cơ cao, đồng thời khuyến cáo người dân chủ động khai báo với các cơ quan y tế khi có triệu chứng nghi ngờ, mắc bệnh.

- Thực hiện tổng hợp và báo cáo về cho Sở Y tế, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Y tế dự phòng theo quy định.

2. Các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh

- Sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp thu dung, điều trị, phòng, chống dịch.

- Tiếp nhận, thu dung, điều trị các ca bệnh xác định. Trong trường hợp Trung tâm Y tế không có điều trị nội trú hoặc vượt quá khả năng chuyên môn thì thực hiện chuyển bệnh nhân lên bệnh viện đa khoa tỉnh/bệnh viện khu vực đóng trên địa bàn đảm bảo theo phương châm “bốn tại chỗ”.

- Các đơn vị duy trì hoạt động nhóm Zalo hội chẩn chuyển tuyến khi vượt quá khả năng điều trị.
- Lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển theo hướng dẫn tạm thời của Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, liên hệ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để chuyển mẫu bệnh phẩm xét nghiệm các trường hợp bệnh nghi ngờ.

3. Trung tâm Y tế các huyện/thành phố

- Thực hiện điều tra dịch tễ đối với các trường hợp bệnh nghi ngờ.

- Tiếp nhận, thu dung, điều trị các ca bệnh xác định được phát hiện trên địa bàn. Trong trường hợp Trung tâm Y tế không có điều trị nội trú hoặc vượt quá khả năng chuyên môn thì thực hiện chuyển bệnh nhân lên bệnh viện đa khoa tỉnh/bệnh viện khu vực đóng trên địa bàn. Trước khi chuyển phải liên hệ với bệnh viện để sắp xếp phòng cách ly, điều trị.

- Đẩy mạnh giám sát chủ động tại các cơ sở khám chữa bệnh, giám sát dựa vào sự kiện tại cộng đồng, lồng ghép giám sát với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, giám sát tại cơ sở khám bệnh phụ khoa, da liễu, các cơ sở y tế công, tư cung cấp các dịch vụ về phòng, chống HIV/AIDS để phát hiện các trường hợp bệnh, chùm ca bệnh, nguồn lây bệnh từ đó cung cấp các dịch vụ tư vấn, chăm sóc, điều trị; quản lý các trường hợp bệnh, người tiếp xúc không để lây nhiễm thêm, lây lan ra cộng đồng và phòng, chống lây nhiễm cho cán bộ y tế. Tư vấn, xét nghiệm HIV cho người bệnh bạn tình của người bệnh Đậu mùa khỉ.

- Phản hồi danh sách các trường hợp tiếp xúc với ca bệnh xác định cho Trạm Y tế hướng dẫn, theo dõi sức khỏe.

4. Trạm Y tế

- Củng cố lại mạng lưới y tế ấp, cộng tác viên nhằm mở rộng mạng lưới giám sát ngoài cộng đồng để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc Đậu mùa khỉ.

- Liên hệ với các cơ sở y tế đóng trên địa bàn để hướng dẫn cách thức giám sát, phát hiện ca bệnh và cung cấp thông tin khi có ca nghi ngờ đến khám tại cơ sở.

- Hướng dẫn các trường hợp tiếp xúc tự theo dõi sức khỏe trong vòng 21 ngày kể từ thời điểm tiếp xúc ca bệnh lần cuối và thực hiện báo cáo ngay cho Trạm khi có triệu chứng nghi ngờ mắc Đậu mùa khỉ.

- Thực hiện phun khử khuẩn các địa điểm có liên quan đến bệnh nhân tại cộng đồng.

5. Các phòng khám tư nhân

Các cơ sở y tế tư nhân khi phát hiện trường hợp bệnh nghi ngờ phải nắm đầy đủ thông tin, số điện thoại của người có triệu chứng nghi ngờ bệnh Đậu mùa khỉ báo cáo ngay cho Trạm Y tế/Trung tâm Y tế trên địa bàn để kịp thời giám sát, theo dõi, xử lý dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Nguồn tin: Nguyễn Giàu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG TIN VỀ DỊCH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUS CORONA GÂY RA (nCoV)
CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
Thống kê
  • Đang truy cập188
  • Hôm nay54,124
  • Tháng hiện tại209,109
  • Tổng lượt truy cập36,114,858
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây