NHỮNG MÓN ĂN VẶT TỐT CHO NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Thứ hai - 10/07/2023 21:12
Người bệnh tiểu đường thường có cảm giác thèm ăn nhiều hơn người bình thường và người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn vặt. Tuy nhiên, cần lưu ý một số nguy cơ như người bệnh tiểu đường týp hai có nguy cơ béo phì, mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim mạch cao hơn người bình thường nên cần lựa chọn đồ ăn vặt phù hợp.
Chế độ ăn uống có một vai trò quan trọng đối với người tiều đường.
Chế độ ăn uống có một vai trò quan trọng đối với người tiều đường.
Tiêu chí lựa chọn những món ăn vặt là cần đảm bảo giàu chất dinh dưỡng, giữ đường huyết ổn định, không tăng cân và nên chọn thực phẩm dễ tiêu hóa. Người hoạt động thể lực nhiều có thể ăn vặt hai lần một ngày, còn đối với người ít hoạt động thể lực ăn một lần một ngày. Tổng đồ ăn vặt trong một lần khoảng một nắm tay.

Một số món ăn vặt lành mạnh, giàu protein, chất xơ và chất béo lành mạnh, giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định, tốt cho người bệnh tiểu đường như là:

Trái cây ít ngọt: Trái cây là một trong những món ăn vặt lành mạnh, phù hợp với người tiểu đường. Người bệnh có thể chọn trái cây có chỉ số đường huyết thấp như táo (nửa quả), bưởi (khoảng hai đến ba múi), 1/4 quả bơ, cam (một đến hai quả)...

Sữa chua không đường: Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (ADA) khuyên người mắc bệnh này nên dùng sữa chua trong chế độ ăn uống lành mạnh. Có nhiều loại sữa chua không đường mà người bệnh có thể bổ sung như: sữa chua hữu cơ (được làm bằng sữa hữu cơ hoặc các thành phần hữu cơ khác), sữa chua không đường, sữa chua thuần chay như: sữa chua đậu nành, hạnh nhân, hạt điều, yến mạch, hạt lanh. Người bệnh nên ưu tiên chọn sữa chua ít béo trong khẩu phần ăn vặt.

Thạch không đường: Cây sương sâm chứa nhiều hoạt chất hữu cơ giúp thanh nhiệt, giảm cân, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn thạch sương sâm không ngọt hoặc ít ngọt để tránh ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Bắp: Bắp cung cấp vitamin A, B, C và các khoáng chất như kali, magie, sắt, kẽm, chất xơ, ít natri, chất béo. Món ăn vặt này có chỉ số đường huyết thấp nên ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên ăn khoảng nửa trái bắp, tương đương 90 g mỗi ngày.

Chocolate nguyên chất (chocolate đen): Chocolate đen chứa chất chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, huyết áp cao. Ăn chocolate nguyên chất với một lượng vừa phải có thể nhận được nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Salad: Salad có nhiều loại, gồm salad trái cây, salad cá ngừ, salad rau củ, salad thịt gà... Người bệnh có thể chế biến salad từ nhiều loại rau xanh như dưa chuột, nấm, ớt chuông, hành tây, cà rốt, bông cải xanh, măng tây để kiểm soát đường huyết. Khẩu phần ăn cho mỗi lần khoảng nửa chén.

Các loại hạt: Một số loại hạt như hạt óc, hạnh nhân, hạt chia, hạt hướng dương... không làm tăng đường huyết, phù hợp với người mắc bệnh này.

Các loại bánh: Một số loại bánh có thể lựa chọn như: bánh gạo lứt không đường, bánh bí đỏ... Những loại bánh này ít đường, ít chất béo, phù hợp cho chế độ ăn của người bệnh tiểu đường.
Tóm lại, người bệnh nên duy trì các bữa ăn chính kết hợp món ăn nhẹ, khẩu phần từ nhỏ đến vừa phải. Các bữa ăn cách nhau hai đến ba giờ để không bị đói, tránh tình trạng ăn quá nhiều cùng lúc.

Nguồn tin: Bs Loan Thy (tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG TIN VỀ DỊCH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUS CORONA GÂY RA (nCoV)
CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
Thống kê
  • Đang truy cập169
  • Máy chủ tìm kiếm23
  • Khách viếng thăm146
  • Hôm nay46,101
  • Tháng hiện tại1,119,035
  • Tổng lượt truy cập32,731,363
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây