Người bị “mỡ máu cao” nên ăn uống như thế nào?

Chủ nhật - 30/06/2024 21:13
Tình trạng “mỡ máu cao” kéo dài hoặc không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm dẫn đến tử vong cho người bệnh. Một trong những phương pháp điều trị hiệu quả của tình trạng này chính là thay đổi lối sống, quan trọng nhất là thay đổi chế độ ăn. Vì vậy, người mắc mỡ máu cao nên ăn uống như thế nào cho phù hợp, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Việc lựa chọn thực đơn hàng ngày cho người bị mỡ máu cao phù hợp sẽ góp phần kiểm soát bệnh hiệu quả
Việc lựa chọn thực đơn hàng ngày cho người bị mỡ máu cao phù hợp sẽ góp phần kiểm soát bệnh hiệu quả
1. Hạn chế lượng đường ăn vào mỗi ngày

Đường là một loại gia vị phổ biến đối với chúng ta, chúng được sử dụng hằng ngày trong các món ăn và thức uống. Ngoài ra, chúng còn là thành phần chính trong những sản phẩm đồ ngọt, đồ uống và các loại nước ép trái cây đóng hộp.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mỗi người trong một ngày không nên tiêu thụ quá lượng đường bằng với 6 - 9 thìa cà phê, nhưng thực tế mọi người đều ăn lượng đường lớn hơn nhiều con số khuyến cáo.

Khi thu nhận quá nhiều vào cơ thể, lượng đường dư thừa sẽ được chuyển hóa thành  các triglyceride, là chất béo có hại góp phần làm tăng nồng độ mỡ máu của cơ thể.

2. Thực hiện chế độ ăn ít năng lượng (hay ít carbohydrate)

Cũng như lượng đường, lượng carbohydrate dư thừa cũng được chuyển hóa thành các triglyceride và dự trữ trong các tế bào mỡ. Do đó thực hiện chế độ ăn ít carbohydrate cũng có thể làm giảm mỡ máu.

3. Ăn nhiều chất xơ hơn

Chất xơ có nhiều trong rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt, cũng như trong nhiều nguồn khác (bao gồm các loại hạt, ngũ cốc và các loại đậu).

Chế độ ăn giàu chất xơ giúp giảm hấp thụ chất béo và đường, qua đó giúp làm giảm nồng độ mỡ máu ở những người có mỡ máu cao.

4. Tránh sử dụng chất béo dạng chất béo bão hoà

Chất béo bão hoà, đặc biệt là các chất béo bão hoà sản xuất công nghiệp, gây nhiều tác hại cho sức khỏe con người, bao gồm cả việc làm tăng mỡ máu. Đây là loại chất béo dễ dàng tìm thấy trong các loại thịt (như thịt bò, thịt cừu, thịt heo, thịt gà) các sản phẩm từ sữa như kem, sữa nguyên chất, bơ, phô mai, các loại dầu như dầu dừa và dầu cọ.

5. Sử dụng nhiều chất béo không bão hòa

Ngược lại với chất béo bão hoà, chất béo không bão hòa có tác dụng làm giảm mỡ máu, bên cạnh rất nhiều các lợi ích khác cho sức khỏe đã được biết tới.

Chất béo không bão hòa gồm chất béo không bão hòa đơn (có nhiều trong dầu olive, các loại hạt và quả bơ) và chất béo không bão hòa đa (có nhiều trong dầu thực vật và các loại cá nhiều dầu). Hãy tích cực ăn các loại cá nhiều dầu (như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ,...) và sử dụng dầu olive, vì chúng vừa có tác dụng làm giảm mỡ máu, vừa có rất nhiều các lợi ích khác đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tim mạch.

6. Thêm nhiều các loại hạt vào chế độ ăn

Các loại hạt (bao gồm hạt hạnh nhân, hạt hồ đào, hạt óc chó, hạt điều, hạt dẻ cười, hạt mắc ca,...) vốn được biết tới chứa nhiều chất xơ, acid béo Omega-3 và các chất béo không bão hòa, không chỉ giúp làm giảm nồng độ mỡ máu, mà còn có nhiều lợi ích sức khỏe khác.

7. Hạn chế sử dụng rượu

Về bản chất, rượu chứa hàm lượng cao đường và năng lượng và nếu lượng năng lượng này không được tiêu hao, chúng sẽ được chuyển hóa thành các triglyceride, rồi tích tụ trong các tế bào mỡ.

Mặc dù có sự ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau, nhưng nhiều nghiên cứu đã cho thấy tiêu thụ rượu ở mức độ trung bình có thể làm tăng nồng độ mỡ máu lên tới 53%, kể cả khi nồng độ mỡ máu ban đầu ở mức bình thường.

Tuy sử dụng rượu ở mức vừa phải có mang lại một số lợi ích nhất định (đặc biệt là làm giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch), nhưng lợi ích chỉ đạt được khi sử dụng đúng mức, còn nếu sử dụng quá nhiều hoặc lạm dụng rượu chắc chắn sẽ mang lại nhiều tác hại cho sức khỏe cũng như hành vi xã hội.

8. Phối hợp thêm chế độ luyện tập

Để giảm mỡ máu ở những người có mỡ máu cao, bên cạnh chế độ ăn còn cần chú ý tới việc giảm cân nếu đang thừa cân hoặc béo phì, duy trì cân nặng hợp lý và thực hiện tập luyện ở mức độ thích hợp.

Ở người lớn nên dành thời gian tập thể dục thể thao với cường độ trung bình khoảng 30 phút/ngày và ít nhất 5 ngày/tuần. Các môn thể thao có thể tham gia như chạy bộ, đạp xe đạp, bơi lội,… Đồng thời, nên duy trì cân nặng trong giới hạn bình thường, đảm bảo chỉ số khối cơ thể (BMI) trong khoảng 18,5 – 24,9.

Kết quả tốt chỉ đạt được nếu phối hợp các yếu tố vừa nêu.

Nguồn tin: Loan Thy (Theo YHTT):

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG TIN VỀ DỊCH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUS CORONA GÂY RA (nCoV)
CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
Thống kê
  • Đang truy cập130
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm106
  • Hôm nay33,631
  • Tháng hiện tại112,080
  • Tổng lượt truy cập31,724,408
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây