WHO công bố tình trạng khẩn cấp: Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường giám sát bệnh Đậu mùa khỉ

Thứ hai - 19/08/2024 03:32
Trong năm 2024, đặc biệt trong 2 tháng gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ghi nhận sự gia tăng cao bất thường số trường hợp mắc bệnh Đậu mùa khỉ (mpox) tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô. Trước diễn biến của dịch Đậu mùa khỉ và nguy cơ lây lan sang các quốc gia khác, WHO đã công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế đối với dịch bệnh này ngày 14/8/2024.
WHO đã công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế đối với dịch bệnh Đậu mùa khỉ ngày 14/8/2024.
WHO đã công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế đối với dịch bệnh Đậu mùa khỉ ngày 14/8/2024.

 

Sáng 19/8/2024, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur; Các Bệnh viện tuyến cuối điều trị bệnh truyền nhiễm về việc tăng cường phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ.


Để chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bệnh Đậu mùa khỉ trong nước và xâm nhập, kiểm soát dịch kịp thời không để bùng phát diện rộng, hạn chế tối đa số mắc và tử vong, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường giám sát phát hiện ca nghi ngờ Đậu mùa khỉ ngay tại cửa khẩu; giám sát chủ động tại cơ sở y tế, tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 680/CĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh Đậu mùa khỉ và các hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ; chẩn đoán, điều trị bệnh đậu mùa khỉ; phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bệnh Đậu mùa khỉ của Bộ Y tế.

Bệnh Đậu mùa khỉ là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua tiếp xúc trực tiếp với vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng nhiễm mầm bệnh của người, động vật mắc bệnh.

Bệnh đậu mùa khỉ có các triệu chứng bệnh giống bệnh đậu mùa như sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, mệt mỏi, phát ban. Mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.

Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 2 đến 3 tuần nhưng có thể gây tổn thương da toàn thân và có hạch to kéo dài 2 đến 3 tuần. Bệnh thường nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người suy giảm miễn dịch.

Để chủ động phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn, vật dụng của người hoặc động vật nhiễm bệnh.

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc chất sát khuẩn thông thường.

- Che miệng, mũi khi ho, hắc hơi.

- Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

- Đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Thực hiện lối sống lành mạnh.

- Tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

- Người nghi ngờ mắc bệnh cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

- Liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn kịp thời.

- Người đi về từ vùng lưu hành dịch bệnh cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương.

Nếu có triệu chứng nghi ngờ, đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán, điều trị và tư vấn kịp thời.

Nguồn tin: Bs Minh Việt - TTYT MCN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
PHÁP ĐIỂN
Thống kê
  • Đang truy cập213
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm208
  • Hôm nay56,766
  • Tháng hiện tại1,529,532
  • Tổng lượt truy cập39,062,916
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây