Nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh Sởi

Thứ tư - 04/09/2024 02:43
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra và dễ bùng phát thành ổ dịch. Thời gian gần đây, số trẻ mắc sởi có xu hướng tăng tại các cơ sở y tế và bệnh viện nhi trên cả nước khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Vậy ai dễ mắc bệnh sởi?
Để phòng ngừa cần thực hiện chủ động việc tiêm ngừa bệnh Sởi.
Để phòng ngừa cần thực hiện chủ động việc tiêm ngừa bệnh Sởi.
Nguyên nhân mắc bệnh sởi

Bệnh sởi là tình trạng nhiễm virus cấp tính. Bệnh vẫn được xem là bệnh nguy hiểm và có thể gây tử vong cho trẻ nhỏ nếu không được phát hiện sớm và điều trị phù hợp.

Nhờ vào việc tiêm ngừa vaccine chủ động nên tỷ lệ tử vong do sởi đã giảm đáng kể trên toàn thế giới, hàng năm có khoảng 100.000 bệnh nhân tử vong do mắc sởi chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi. Đa số là ở các nước kém phát triển, tỉ lệ tiêm ngừa phòng sởi thấp.

Bệnh sởi lan truyền do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Sự lan truyền từ người bệnh đến người lành có thể xảy ra khi người lành hít phải những giọt không khí chứa virus sởi sau khi người bệnh thải ra môi trường xung quanh 2 tiếng đồng hồ.

Người bệnh có thể lây nhiễm cho người khác trước và sau vài ngày xuất hiện triệu chứng của bệnh.

Ai có nguy cơ cao mắc sởi?

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sởi là người chưa được tiêm ngừa virus sởi, nhất là trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với nguồn lây.

Người thường xuyên đi du lịch, nhất là du lịch đến các quốc gia đang phát triển - nơi mà bệnh sởi xảy ra phổ biến, nếu không chú ý biện pháp phòng ngừa cá nhân thì khả năng bị nhiễm bệnh sẽ rất cao.

Người bị thiếu hụt vitamin A trong chế độ ăn hàng ngày. Nếu không may bị nhiễm sởi rất dễ bị bệnh nặng và có thể gặp những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi. Ghi nhận thực tế cho thấy, trẻ nhũ nhi mắc sởi rất nguy hiểm vì sức đề kháng của trẻ còn yếu.

Triệu chứng bệnh sởi

Khi bị nhiễm sởi, sau giai đoạn ủ bệnh kéo dài khoảng từ 7 ngày – 2 tuần, bệnh nhân thường có những triệu chứng thường gặp sau đây:

· Lúc mới khởi bệnh, trẻ thường bị sốt cao (nhiệt độ đo được thường trên 39 độ C), khi dấu hiệu sốt thuyên giảm sẽ bắt đầu xuất hiện dấu hiệu phát ban đặc trưng của sởi.

· Ban sởi rất đặc trưng: Lúc đầu ban nổi ở sau tai (vùng gáy), sau đó lan ra mặt, rồi lan dần xuống ngực bụng và lan ra toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự đã nổi trên da, đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là "vằn da hổ".

· Ngoài ra, trẻ bị mắc sởi thường có một số triệu chứng kèm theo như: Chảy nước mũi, ho hay đỏ mắt, đôi khi trẻ bị tiêu chảy.

Những biến chứng thường gặp khi mắc sởi

Sự nguy hiểm của bệnh sởi chính là những biến chứng do bệnh gây ra. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ bị những biến chứng nặng nề của bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân dễ gặp các biến chứng như: viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc, tiêu chảy.... và có thể gây tử vong.

Những biến chứng thường gặp khi mắc bệnh sởi được ghi nhận tại các cơ sở y tế trong những năm qua cụ thể như: viêm tai giữa (biến chứng thường gặp nhất) xảy ra ở 1/10 số trẻ bị nhiễm sởi; viêm phổi nặng xảy ra khoảng 1/20 số trường hợp bị mắc sởi, có thể dẫn đến tử vong; viêm não, xảy ra ở khoảng 1/1.000 số người mắc bệnh sởi.

Ngoài ra, tiêu chảy và ói mửa do sởi thường xảy ra cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ nhũ nhi. Mờ hoặc loét giác mạc có thể gây mù lòa, một biến chứng rất nguy hiểm của sởi. Suy dinh dưỡng nặng ở trẻ em hậu nhiễm sởi, làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Phụ nữ có thai mắc bệnh sởi có thể bị sảy thai, sinh non hay sinh trẻ nhẹ cân.

Biện pháp phòng ngừa sởi hiệu quả

Để phòng ngừa sởi cần thực hiện chủ động việc tiêm ngừa bệnh sởi bằng vaccine được khuyến cáo khi trẻ đủ 9 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng tại các cơ sở y tế và được miễn phí. Tuy nhiên, việc tiêm một mũi vaccine duy nhất không đủ tạo ra miễn dịch bền vững nên cần phải tiêm nhắc lại mũi thứ 2 lúc trẻ được 18 tháng tuổi.

Thực hiện tốt việc cách ly trẻ bệnh: Khi phát hiện trẻ bệnh, sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và chữa trị kịp thời, thực hiện cách ly nguồn bệnh tránh lây lan cho cộng đồng.

Đeo khẩu trang y tế khi chăm sóc trẻ bệnh, tránh sự lây nhiễm chéo tại các bệnh viện có bệnh nhân mắc sởi đến các trẻ khác.

Rửa tay sạch sẽ đúng cách trước và sau khi chăm sóc trẻ bệnh để ngăn ngừa sự lây nhiễm chéo từ trẻ bệnh sang trẻ lành.

Nguồn tin: Bảo Thy (Theo SKĐS):

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
PHÁP ĐIỂN
Thống kê
  • Đang truy cập179
  • Hôm nay60,036
  • Tháng hiện tại1,545,706
  • Tổng lượt truy cập39,079,090
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây