Bộ Y tế đề nghị mức phụ cấp cao nhất với cán bộ y tế cơ sở khi cải cách tiền lương

Thứ hai - 20/11/2023 02:49
Sáng 20/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6 đợt 2, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan.

Quan tâm hơn nữa về đãi ngộ với cán bộ y tế cơ sở

Tham gia giải trình, làm rõ những ý kiến, kiến nghị cử tri gửi đến và được các ĐBQH thảo luận, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan bày tỏ cảm ơn các ĐBQH cũng như kiến nghị của cử tri cả nước. Bộ trưởng Đào Hồng Lan khẳng định, việc tập trung giải quyết các kiến nghị của cử tri, nhân dân là nhiệm vụ quan trọng của Bộ Y tế.

Liên quan đến kiến nghị của cử tri về chính sách đối với cán bộ dân số, Bộ trưởng Đào Hồng Lan thông tin, việc triển khai thực hiện Kết luận số 25 của Bộ Chính trị, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2023 về việc triển khai thực hiện các chế độ ưu đãi đối với cán bộ làm công tác y tế dự phòng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, cán bộ dân số không nằm trong đối tượng tại Nghị định số 05 này.

"Trong thời gian đó, Bộ Y tế cũng đã nhận được kiến nghị của cử tri về chế độ cán bộ làm công tác dân số. Bộ Y tế đã cử các đoàn công tác tại các địa phương để nắm bắt tình hình. Từ đó, Bộ đã có văn bản 5492 gửi UBND các tỉnh việc rà soát lại chính sách cho cán bộ dân số", Bộ trưởng Đào Hồng Lan thông tin.

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng, trong thời gian qua, việc thực hiện chính sách của địa phương có nhiều nơi bố trí cán bộ dân số làm công tác khác nhưng không được hưởng các chế độ phụ cấp theo quy định. Bộ đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh rà soát lại để đảm bảo đúng vị trí việc làm, đúng chức danh. Trong trường hợp phải làm các nhiệm vụ y tế khác thì phải đảm bảo phụ cấp.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết: "Bộ cũng đã đề nghị, sắp tới khi triển khai cải cách tiền lương, các cơ quan ban ngành cần quan tâm hơn nữa tới chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, trong đó có đội ngũ làm công tác dân số. Làm sao đảm bảo phụ cấp cao nhất theo quy định để đảm bảo đội ngũ y tế có đủ điều kiện làm việc".

Địa phương cần trao quyền cho cơ sở y tế để việc mua sắm được "thông"

Liên quan đến vấn đề thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, có nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trước nghị trường Quốc hội, người đứng đầu ngành y tế bày tỏ cảm ơn tới Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành để tháo gỡ về mặt cơ chế, chính sách.

"Có thể nói, ngành y tế là một trong những ngành được ưu tiên nhất liên quan đến cơ chế, chính sách để giải quyết việc đảm bảo thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế", Bộ trưởng khẳng định.
Bộ trưởng Đào Hồng Lan lấy ví dụ: Các đơn vị khác khi mua sắm phải đảm bảo có 3 báo giá, riêng ngành y tế có những quy định tháo gỡ là chỉ cần 1 báo giá; thứ nữa là vấn đề giá thấp nhất thì đã có văn bản tháo gỡ, ngành y tế được mua với giá không phải thấp nhất nếu được Hội đồng khoa học đảm nhận và làm rõ được các nội dung; Luật Đấu thầu cũng đưa được rất nhiều nội dung mua sắm, đấu thầu đặc trưng cho ngành y tế.

Bộ trưởng đặt ra vấn đề, với những nghị quyết của Quốc hội tháo gỡ về nguồn cung thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế. Như vậy nguồn cung được "tháo" rồi, cơ chế chính sách được "tháo" rồi. Vậy vì sao chúng ta vẫn còn thiếu?

Bộ trưởng lý giải, hiện nay vấn đề mua thuốc có 3 nơi đảm nhận: Bộ Y tế đấu thầu tập trung cấp quốc gia (chiếm 16-18%); các tỉnh đấu thầu tập trung và các cơ sở y tế trực tiếp chủ động đấu thầu. Bộ trưởng cũng đặt dấu hỏi: "Tại sao cơ chế chính sách đã tháo gỡ rồi, nhưng còn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện".

Về phía Bộ, từ tháng 8 đến tháng 10, Bộ liên tục có những văn bản đề nghị các nơi tổng hợp lại những vấn đề còn vướng mắc để tiếp tục trình các cấp có thẩm quyền tiếp tục tháo gỡ. Bộ trưởng cho biết, có mấy vấn đề đặt ra khiến xảy ra tình trạng ở cơ sở, đó là:

Thứ nhất, do việc triển khai thực tế ở địa rất nhiều đơn vị phương giao cho những đơn vị đấu thầu. Các bác sĩ làm chuyên môn, chưa có chuyên môn sâu về đấu thầu nên trong quá trình làm còn lúng túng.

Thứ hai, việc phân cấp phân quyền: Ví dụ như Bộ đã phân cấp toàn diện cho các cơ sở thuộc Bộ đảm nhiệm việc mua sắm. Tuy nhiên, ở địa phương cũng có nơi các cơ sở y tế cũng chỉ đảm bảo mua dưới 100 triệu đồng, trên 100 triệu đồng phải trình qua Sở Y tế, Sở Tài chính, UBND tỉnh phê duyệt nên việc mua sắm rất lâu. Bộ mong thời gian tới các tỉnh rà soát lại quy định này làm sao đảm bảo được vừa quản lý được và trao quyền cho các đơn vị.

Nguồn tin: Lê Trang (Theo SKĐS):

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
PHÁP ĐIỂN
Thống kê
  • Đang truy cập200
  • Hôm nay35,301
  • Tháng hiện tại1,099,852
  • Tổng lượt truy cập40,488,897
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây