MỘT SỐ HIỂU BIẾT SAI LẦM VỀ TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH

Thứ hai - 20/02/2023 21:59
MỘT SỐ HIỂU BIẾT SAI LẦM VỀ TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH
Vắc xin là biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm hiệu quả nhất, đã có lịch sử phát triển hàng trăm năm nay và có cơ sở khoa học vững chắc trong dự phòng các bệnh nhiễm trùng. Hiện nay đã có gần 30 bệnh nhiễm trùng phổ biến có thể dự phòng được bằng vắc xin.

Tiêm chủng vắc xin làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của nhiều loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, giảm số trẻ sinh ra do không phải lo trẻ bị ốm và chết, giảm tình trạng tàn phế hay mất khả năng lao động do bệnh tật gây nên, làm cho trẻ em khỏe mạnh phát triển thể chất và trí não bình thường. Ngoài ra tiêm chủng còn giúp bảo vệ sức khỏe cho cả người lớn như vắc xin cúm, phòng viêm màng não do não mô cầu, phòng ung thư gan, ung thư cổ tử cung,… Vì vậy tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất cho mọi độ tuổi, bao gồm cả trẻ em, trẻ vị thành niên, người tiền hôn nhân, phụ nữ có thai, người cao tuổi và người mắc các bệnh mạn tính.

Tuy nhiên, hiện nay người dân vẫn còn một số hiểu biết sai lầm về tiêm vắc xin phòng bệnh làm giảm tỷ lệ tiếp cận vắc xin và giảm tỷ lệ bao phủ vắc xin trong cộng đồng. Bốn quan niệm sai lầm phổ biến bao gồm:

1. “Bệnh đã bắt đầu biến mất trước khi vắc xin được đưa vào tiêm chủng, vì vệ sinh đã tốt hơn”

Điều kiện kinh tế xã hội được cải thiện chắc chắn đã có tác động gián tiếp đến bệnh tật. Dinh dưỡng tốt hơn, chưa kể đến sự phát triển của kháng sinh và các phương pháp điều trị khác, đã làm tăng tỷ lệ sống sót ở những người bệnh. Nhưng tỷ lệ mắc bệnh thực tế trong những năm qua đã chứng minh rõ ràng vai trò của vắc xin trong dự phòng các bệnh nhiễm trùng. Ví dụ, bệnh đậu mùa đã được thanh toán trên toàn thế giới vào năm 1979 nhờ tiêm vắc xin. Tỷ lệ mắc sởi thực sự giảm đáng kể, thậm chí đã được loại trừ trùng khớp với việc cấp phép sử dụng rộng rãi vắc xin sởi bắt đầu vào năm 1963. Thực tế này đã chứng minh rằng các bệnh truyền nhiễm sẽ không biến mất nếu không có vắc xin và nếu chúng ta ngừng tiêm vắc xin, dịch bệnh sẽ quay trở lại.

2. “Phần lớn những người mắc bệnh đã được tiêm phòng”

Sai lầm này có thể được giải thích bởi hai yếu tố. Thứ nhất là, không có vắc xin nào hiệu quả 100%. Để làm cho vắc xin an toàn, vi khuẩn hoặc vi rút bị bất hoạt hoặc bị làm yếu đi. Vì những lý do liên quan đến cá nhân, không phải tất cả những người được tiêm chủng đều phát triển khả năng miễn dịch. Hầu hết các vắc xin thường có hiệu quả là 85% đến 95%. Thứ hai, tại nhiều quốc gia, những người đã được tiêm phòng cao hơn rất nhiều so với những người không được tiêm phòng.

3. “Vắc xin gây ra nhiều tác dụng phụ có hại, gây bệnh và thậm chí tử vong – chưa kể đến những ảnh hưởng lâu dài có thể có mà chúng ta thậm chi không biết đến”

Vắc xin thực sự rất an toàn, hầu hết các tác dụng phụ của vắc xin là nhẹ và tạm thời, chẳng hạn như đau tại chỗ tiêm hoặc sốt nhẹ. Các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn hiếm khi xảy ra. Những trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng, sau khi được các hội đồng chuyên môn đánh giá thì ghi nhận rất ít trường hợp nguyên nhân thật sự là do vắc xin.

Thực tế là trẻ em có nhiều khả năng bị tổn thương nghiêm trọng do mắc bệnh hơn là do tiêm vắc xin. Do đó lợi ích của việc tiêm vắc xin cao hơn rất nhiều so với nguy cơ nhẹ có thể xảy ra.

4. “Các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc xin hầu như đã được loại trừ, vì vậy không cần cho con tôi phải tiêm phòng”

Vắc xin vẫn nên được tiêm vì hai lý do sau:

- Đầu tiên là bảo vệ chính mình. Ngay cả khi chúng ta nghĩ rằng cơ hội mắc bệnh là nhỏ, bệnh vẫn tồn tại và vẫn có thể lây nhiễm cho bất kỳ ai không được bảo vệ.

- Thứ hai là bảo vệ cho người xung quanh chúng ta. Có một số ít người không thể tiêm vắc xin (ví dụ vì dị ứng nặng với thành phần vắc xin) và một tỷ lệ nhỏ người không đáp ứng với vắc xin. Những người này dễ mắc bệnh và hy vọng bảo vệ duy nhất của họ là những người xung quanh họ được miễn dịch và không thể truyền bệnh cho họ.

Nguồn tin: BS Loan Thy:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
PHÁP ĐIỂN
Thống kê
  • Đang truy cập131
  • Hôm nay30,314
  • Tháng hiện tại499,022
  • Tổng lượt truy cập44,716,563
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây