Nghiêm cấm nhân, nuôi, phát tán, kinh doanh đuông dừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Thứ bảy - 21/01/2023 02:31
Bến Tre có diện tích trồng dừa khoảng 75.300 ha, kinh tế từ cây dừa có vai trò rất quan trọng đối với người dân, vì vậy việc bảo vệ vườn dừa là rất cần thiết. Song song đó, trên cây dừa có nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại. Trong đó, đuông dừa là dịch hại quan trọng, rất khó phát hiện.

Ghi nhận thực tế trong thời gian qua, có một vài trường hợp tổ chức nhân nuôi đuông dừa với hình thức thương mại, đây là việc làm gây ảnh hưởng gián tiếp tạo điều kiện phát tán loài sâu hại này và nguy cơ gây hại đến vườn dừa trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh có ban hành Chỉ thị số 01/2015/CT-UBND, ngày 08 tháng 07 năm 2015 về việc Nghiêm cấm nhân, nuôi, phát tán đuông dừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre; Công văn số 5348/UBND-KTN, ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre về việc nghiêm cấm nuôi đuông dừa (kể cả đối với người thu mua và kinh doanh, tiêu thụ).

Đuông dừa là sinh vật gây hại và là đối tượng kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt. Đuông dừa gây hại trực tiếp đối với cây dừa, thuộc họ vòi voi, bộ cánh cứng phân bố rộng trên các vùng trồng dừa cả nước nói chung và ở Bến Tre nói riêng; đây là loại côn trùng gây hại nguy hiểm cho cây dừa, rất khó phát hiện. Việc nhân, nuôi đuông dừa gián tiếp tạo điều kiện phát tán loại côn trùng có nguy cơ gây hại đến diện tích vườn dừa tỉnh Bến Tre.

Theo quy định: Hành vi “nhập khẩu, vận chuyển, nhân nuôi, lưu giữ sinh vật gây hại thực vật mà không được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông  thôn  cho  phép  bằng  văn  bản” sẽ  bị  phạt  tiền  từ  3 triệu  đồng đến 6 triệu đồng và phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 12 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh quy định tại điểm b, khoản 4, khoản 5, Điều 19 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 04/2020/NĐ-CP, ngày 03 tháng 01 năm 2020 và Nghị định số 07/2022/NĐ-CP, ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về việc bổ sung, sữa đổi một số Điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú ý và chăn nuôi.

Để thực hiện nghiêm quy định pháp luật, ngăn chặn những tình trạng nêu trên, nhằm bảo vệ và phát triển diện tích vườn dừa của tỉnh, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật  - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn phối hợp với cơ quan chuyên môn, Măt trận tổ quốc và đoàn thể thường xuyên tuyên truyền nội dung Chỉ thị số 01/2015/CT-UBND, ngày 08 tháng 07 năm 2015 và Công văn số 5348/UBND-KTN, ngày 06 tháng 11 năm 2013. Đồng thời, bố trí thời gian trong chương trình phát thanh của xã để tuyên truyền công văn này rộng rải đến tất mọi người cùng biết và cùng quản lý để bảo vệ vườn dừa trong tỉnh, đồng thời tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nhân, nuôi, phát tán đuông dừa.

Đối với người dân trồng dừa, khi phát hiện các điểm nhân, nuôi, kinh doanh đuông dừa hãy báo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn gần nhất hoặc cơ quan chức năng qua số điện thoại 0913.825.356 (ông Nguyễn Văn Dũng phó Chi cục trưởng - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh) để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Tác giả bài viết: Thanh Trọng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
PHÁP ĐIỂN
Thống kê
  • Đang truy cập141
  • Hôm nay26,409
  • Tháng hiện tại531,191
  • Tổng lượt truy cập44,748,732
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây