Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp các Trung tâm Y tế huyện/thành phố với Đài phát thanh xã, phường/thị trấn truyền thông, tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức và thực hành cho người sản xuất, người kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm trong dịp Tết Trung thu.
Với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch Covid-19 trong sản xuất như nguyên tắc 3 tại chổ, một cung đường hai điểm đến… Thực hiện các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị dụng cụ, yêu cầu về kiến thức, thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến thực phẩm theo các quy định hiện hành. Thực hiện các quy định về nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, quy định về sử dụng phẩm màu, hương liệu, phụ gia, bao bì thực phẩm, ghi nhãn sản phẩm, công bố sản phẩm, bảo quản sản phẩm thực phẩm. Thực hiện các quy định về điều kiện vệ sinh nơi bán sản phẩm, quy định về nhập khẩu sản phẩm thực phẩm, quy định công bố sản phẩm phù hợp quy định an toàn sản phẩm thực phẩm, quy định về vệ sinh cá nhân người kinh doanh thực phẩm. Thực hiện bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để bánh trực tiếp dưới ánh nắng, không để gần hàng hóa có mùi lạ. Tuyệt đối không được bán bánh quá hạn sử dụng, bánh bị mốc hỏng.
Đối với người tiêu dùng phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong sử dụng thực phẩm. Lựa chọn, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn. Trong dịp tết Trung thu, người tiêu dùng nên mua bánh trung thu ở các cơ sở có địa chỉ rõ ràng, nơi bày bán bánh đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra kỹ nhãn mác, ngày sản xuất và hạn sử dụng; không sử dụng bánh đã mốc, hỏng. Nên mua sản phẩm thực phẩm qua hình thức trực tuyến.
Phối hợp Sở Công Thương thực hiện kiểm tra theo Kế hoạch số 1120/KH-SCT ngày 15 tháng 6 năm 2021 về kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý ngành Công Thương trong Tết Trung thu năm 2021.