Hiện chưa có cách chữa khỏi COVID-19, nhưng các biện pháp phòng ngừa như hoạt động thể chất, vệ sinh đúng cách, tiêm phòng vaccine… có thể giúp bảo vệ bạn khỏi lây nhiễm virus. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy rằng người có mức vitamin D đủ có thể giúp giữ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh đường hô hấp nói chung.
Một nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng, những bệnh nhân nhập viện với COVID-19 có đủ lượng vitamin D sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong.
1.Vai trò của vitamin D với cơ thể
Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần để xây dựng và giữ cho xương và răng chắc khỏe và cùng với nhiều lợi ích khác. Cụ thể:
- Giúp xương và răng khỏe mạnh
- Hỗ trợ sức khỏe hệ miễn dịch, não và hệ thần kinh
- Điều chỉnh mức insulin và hỗ trợ quản lý bệnh đái tháo đường
- Hỗ trợ chức năng phổi và sức khỏe tim mạch
- Ảnh hưởng đến sự biểu hiện của các gen liên quan đến sự phát triển ung thư…
2. Các tình trạng sức khỏe liên quan đến thiếu vitamin D
Thiếu hụt vitamin D dẫn tới rất nhiều vấn đề cho sức khỏe.
Các triệu chứng thiếu hụt vitamin D có thể bao gồm:
- Ốm đau hoặc nhiễm trùng thường xuyên
- Mệt mỏi
- Đau xương và lưng
- Tâm trạng thấp
- Lâu lành vết thương
- Rụng tóc
- Đau cơ
Nếu tình trạng thiếu vitamin D tiếp tục kéo dài, nó có thể dẫn đến hoặc làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe sau:
Tất cả những điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng nếu bị nhiễm bệnh.
Nghiên cứu cho thấy béo phì và đái tháo đường có liên quan đến lượng vitamin D. Chúng cũng có liên quan đến tỷ lệ tử vong cao hơn hoặc các triệu chứng COVID-19 nghiêm trọng.
3. Vitamin D ảnh hưởng đến sức khỏe hệ miễn dịch như thế nào?
Vitamin D cần thiết cho hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch (tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể giúp chống lại nhiễm trùng và bệnh tật). Nó có cả đặc tính chống viêm và điều hòa miễn dịch, và rất quan trọng để kích hoạt hệ thống phòng thủ của hệ miễn dịch.
Vitamin D được biết đến để tăng cường chức năng của các tế bào miễn dịch, bao gồm tế bào T và đại thực bào, bảo vệ cơ thể bạn chống lại các tác nhân gây bệnh.
Hàm lượng vitamin D thấp có liên quan đến việc tăng tính nhạy cảm với nhiễm trùng, bệnh tật và các rối loạn liên quan đến miễn dịch.
Ví dụ, mức vitamin D thấp có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp, bao gồm bệnh lao, hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), cũng như nhiễm trùng đường hô hấp do virus và vi khuẩn.
Hơn nữa, thiếu hụt vitamin D có liên quan đến việc giảm chức năng phổi, có thể ảnh hưởng đến khả năng chống nhiễm trùng đường hô hấp của cơ thể.
Vitamin D rất quan trọng đối với chức năng miễn dịch. Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng này có thể ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tật.
4. Uống vitamin D có thể chống lại COVID-19 không?
Hiện tại, không có phương pháp chữa trị hoặc điều trị COVID-19 và một số nghiên cứu đã điều tra tác động của việc bổ sung vitamin D hoặc sự thiếu hụt vitamin D đối với nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, mức 25-hydroxyvitamin D trong máu ít nhất 30 ng / mL dường như giúp giảm khả năng xảy ra các kết cục lâm sàng bất lợi và tử vong ở bệnh nhân nhập viện với COVID-19.
Ở những bệnh nhân trên 40 tuổi, những người có đủ vitamin D có nguy cơ bị các kết cục bất lợi, bao gồm bất tỉnh, thiếu oxy và tử vong thấp hơn 51,5% so với những bệnh nhân thiếu vitamin D.
Một đánh giá gần đây bao gồm 11.321 người từ 14 quốc gia đã chứng minh rằng bổ sung vitamin D làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (ARI) ở những người thiếu nồng độ vitamin này. Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin D làm giảm 12% nguy cơ phát triển ít nhất một bệnh ARI. Tác dụng bảo vệ mạnh nhất ở những người có mức vitamin D thấp.
Hơn nữa, đánh giá cho thấy rằng các chất bổ sung vitamin D có hiệu quả nhất trong việc bảo vệ chống lại ARI khi được dùng hàng ngày hoặc hàng tuần với liều lượng nhỏ và kém hiệu quả hơn khi dùng với liều lượng lớn hơn.
Bổ sung vitamin D cũng đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ tử vong ở người lớn tuổi, những người có nguy cơ phát triển các bệnh đường hô hấp như COVID-19. Hơn nữa, sự thiếu hụt vitamin D được biết đến là nguyên nhân tăng cường một quá trình được gọi là "cơn bão cytokine".
Cytokine là các protein, một phần không thể thiếu của hệ thống miễn dịch. Chúng có thể có cả tác dụng chống viêm và đóng những vai trò quan trọng, giúp bảo vệ chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Tuy nhiên, cytokine cũng có thể gây ra tổn thương mô trong một số trường hợp nhất định.
Cơn bão cytokine đề cập đến sự phóng thích không kiểm soát của các cytokine tiền viêm, diễn ra để phản ứng với nhiễm trùng hoặc các yếu tố khác. Sự phóng thích cytokine bị rối loạn và quá mức này dẫn đến tổn thương mô nghiêm trọng và làm tăng sự tiến triển và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Trên thực tế, đây là nguyên nhân chính gây ra suy đa cơ quan và hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), cũng như là một yếu tố quan trọng trong sự tiến triển và mức độ nghiêm trọng của COVID-19.
Ví dụ, những bệnh nhân bị COVID-19 nghiêm trọng đã được chứng minh là giải phóng một số lượng lớn các cytokine, đặc biệt là interleukin-1 (IL-1) và interleukin-6 (IL-6). Thiếu vitamin D có liên quan đến việc giảm chức năng miễn dịch và có thể tăng cường cơn bão cytokine.
Do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng sự thiếu hụt vitamin D có thể làm tăng nguy cơ biến chứng COVID-19 nghiêm trọng, cũng như việc bổ sung vitamin D có thể làm giảm các biến chứng liên quan đến cơn bão cytokine và tình trạng viêm không kiểm soát được ở những người bị COVID-19.
Hiện tại, nhiều thử nghiệm lâm sàng đang điều tra tác động của việc bổ sung vitamin D (với liều lượng lên đến 200.000 IU) ở những người bị COVID-19. Mặc dù nghiên cứu trong lĩnh vực này đang được tiến hành, nhưng điều quan trọng là bạn phải hiểu rằng chỉ bổ sung vitamin D không thể bảo vệ bạn khỏi sự phát triển COVID-19.
Tuy nhiên, thiếu vitamin D có thể làm tăng khả năng bị nhiễm trùng và bệnh tật nói chung bằng cách gây hại cho chức năng miễn dịch. Điều này đặc biệt đáng lo ngại vì nhiều người bị thiếu vitamin D, đặc biệt là những người lớn tuổi có nguy cơ phát triển các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến COVID-19.
Vì những lý do này, bạn nên kiểm tra nồng độ vitamin D trong cơ thể để xác định xem mình có bị thiếu hụt chất dinh dưỡng quan trọng này hay không. Điều này đặc biệt quan trọng trong những tháng mùa đông.
Mặc dù nghiên cứu vẫn tiếp tục, nhưng có mức vitamin D khỏe mạnh có thể tăng cường sức khỏe miễn dịch và có thể hữu ích ở những người bị COVID-19.
5. Làm thế nào để có đủ vitamin D?
Vitamin là chất dinh dưỡng mà cơ thể không thể tạo ra, vì vậy cơ thể con người sản xuất vitamin D thông qua tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Cố gắng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời 15-20 phút, ba ngày một tuần.
Bên cạnh đó cũng có thể tăng lượng vitamin D bằng cách ăn các thực phẩm giàu vitamin D hoặc thực phẩm bổ sung.
Các thực phẩm giàu vitamin D như:
- Cá béo, chẳng hạn như cá hồi, cá thu và cá ngừ
- Lòng đỏ trứng
- Phô mai
- Gan bò
- Nấm
- Sữa bổ sung vi chất
- Ngũ cốc và nước trái cây tăng cường
Các chất bổ sung có thể là một lựa chọn. Tuy nhiên cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng các sản phẩm này. Bởi tiêu thụ quá nhiều vitamin D có thể dẫn đến quá trình vôi hóa xương và làm cứng mạch máu, các mô thận, phổi và tim.
Các triệu chứng phổ biến nhất của quá nhiều vitamin D bao gồm:
- Đau đầu và buồn nôn
- Chán ăn
- Khô miệng
- Chuột rút
- Táo bón hoặc tiêu chảy
- Mất điều hòa (một tình trạng thần kinh khiến bạn nói lảm nhảm hoặc vấp ngã)…
Có thể đo lượng vitamin D bằng microgam (mcg) hoặc đơn vị quốc tế (IU).
Một microgram vitamin D tương đương với 40 IU.