Bệnh bạch hầu lây qua đường nào? Cách phòng tránh lây nhiễm

Thứ hai - 08/07/2024 03:41
Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm, hay gặp ở trẻ độ tuổi dưới 15. Bệnh dễ lây lan và thành dịch nếu không được tiêm chủng và tiêm mũi nhắc lại.
Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm, Bệnh dễ lây lan và thành dịch nếu không được tiêm chủng và tiêm mũi nhắc lại.
Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm, Bệnh dễ lây lan và thành dịch nếu không được tiêm chủng và tiêm mũi nhắc lại.
Hiệu quả vaccine bạch hầu đạt khoảng 97%, miễn dịch có hiệu quả lên đến 10 năm và sẽ giảm dần theo thời gian. Do đó, nếu không tiêm mũi nhắc lại sau mỗi 10 năm vẫn có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu.

Đường lây nhiễm và triệu chứng của bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua đường hô hấp. Ngoài ra vi khuẩn cũng truyền từ người này sang người khác thông qua vật trung gian như đồ chơi, vật dụng có chứa dịch tiết của người bệnh.

Vi khuẩn bạch hầu có thể xâm nhập qua da bị tổn thương, gây bạch hầu da. Trung bình sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, người bệnh có thể bắt đầu lây nhiễm cho người khác thông qua các hình thức nói trên.

Triệu chứng của bệnh bạch hầu:

  • Sốt nhẹ.
  • Đau họng, ho, chán ăn
  • 2-3 ngày xuất hiện giả mạc mặt sau hoặc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám hoặc đen. Giả mạc của người bệnh dài, dễ chảy máu và dính.
  • Khó nuốt, khó thở.
  • Khi bệnh trở nặng, người bệnh có các biểu hiện như sưng to cổ, khó thở, rối loạn tim, khàn tiếng…

Cách phòng tránh lây nhiễm bệnh bạch hầu

  • Tiêm chủng vaccine bạch hầu cho: trẻ sơ sinh từ 02 tháng tuổi, trẻ em dưới 15 tuổi, người cao tuổi có bệnh nền mạn tính, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ chuẩn bị manng thai, người sống trong gia đình có người mắc bạch hầu, người chăm sóc bệnh nhân bạch hầu…
  • Tiêm nhắc lại vaccine bạch hầu.
  • Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho người dân toàn quốc để cung cấp những thông tin cần thiết về triệu chứng, cách phòng ngừa bệnh hiệu quả..
  • Đeo khẩu trang đi ra đường để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
  • Nên rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Không gian sống cần được thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
  • Vệ sinh sạch sẽ các vật dụng, rửa sàn nhà, quần áo, chăn mền, các đồ dùng…
  • Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Nguồn tin: Trung tâm KSBT Bến Tre:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
PHÁP ĐIỂN
Thống kê
  • Đang truy cập227
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm225
  • Hôm nay43,371
  • Tháng hiện tại1,451,167
  • Tổng lượt truy cập38,984,551
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây