BỆNH BẠCH HẦU VÌ SAO CÓ THỂ GÂY TỬ VONG, CÁCH PHÁT HIỆN SỚM CẦN BIẾT

Thứ sáu - 03/11/2023 04:45
BỆNH BẠCH HẦU VÌ SAO CÓ THỂ GÂY TỬ VONG, CÁCH PHÁT HIỆN SỚM CẦN BIẾT

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi.

Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.

Vi khuẩn này tạo nên một loại giả mạc trắng dai, bám chặt và lan nhanh ra bao phủ toàn bộ lớp niêm mạc của đường hô hấp. Độc tố do bạch hầu tiết ra tác động vào tim và các mô ngoại vi, gây nên tình trạng nhiễm trùng và nhiễm độc toàn thân.

Độc tố do bạch hầu tiết ra tác động vào tim và các mô ngoại vi gây nên tình trạng nhiễm trùng và nhiễm độc toàn thân, có thể dẫn đến tử vong.

2 nguyên nhân gây tử vong ở bệnh nhân bạch hầu

- Độc tố tiết ra từ vi khuẩn bạch hầu tấn công vào các tế bào vật chủ, ngăn cản sự tổng hợp chuỗi Protein và gây chết tế bào.

- Giả mạc vùng họng bít lấp đường thở.

Phương thức truyền bệnh:

Trực khuẩn bạch hầu có dạng hình que, sắp xếp thành đám, 2 đầu của trực khuẩn mầu tím, giống hình chùy. Thông thường vi khuẩn bạch hầu nhân lên trên hoặc gần bề mặt của màng nhầy của cổ họng. Do đó, bạch hầu lây chủ yếu qua đường dịch tiết.

+ Lây truyền trực tiếp: Khi một người bị nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho sẽ phát ra một giọt nước có chứa mầm bệnh, những người ở gần đó có thể hít phải vi khuẩn bạch hầu. Bạch hầu lây lan nhanh chóng theo cách này, đặc biệt ở những nơi đông người.

+ Lây truyền gián tiếp: Thông qua vật dụng cá nhân chứa mầm bệnh. Một số trường hợp mắc bệnh bạch hầu từ việc chưa làm sạch các vật dụng mà người nhiễm bệnh đã sử dụng từ cốc uống nước chưa rửa của người bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với các giấy ăn mà người bệnh đã sử dụng…

Bệnh bạch hầu biểu hiện như thế nào?

- Thời gian ủ bệnh trung bình 3 - 4 ngày, thậm chí là 1 ngày.

- Biểu hiện tại chỗ:

+ Bạch hầu mũi: 1 hay 2 bên lỗ mũi bị bít lấp bởi giả mạc màu trắng hoặc xám lan rộng ra cửa mũi. Mũi chảy dịch lẫn máu. Loét phần cửa mũi 1 hoặc 2 bên. Dịch mũi hôi thối.

+ Họng: Niêm mạc họng đỏ. Hai amidan xung huyết, có giả mạc trắng xám bám chặt, khó bóc, nếu cố bóc sẽ chảy máu.

Nếu giả mạc xuất hiện ở thành sau họng phải lưu ý mở khí quản sớm, vì có thể lan xuống vào vùng thanh quản, gây bít tắc thanh môn nhanh chóng.

+ Hạch ngoại biên nhiều, sưng to và đau.

- Biểu hiện toàn thân:

Biểu hiện tình trạng nhiễm trùng kèm nhiễm độc: Sốt cao, da xanh tái, mạch nhanh rồi trụy mạch.

Hình ảnh nghĩ đến bạch hầu được y văn mô tả lại như sau:

• Sốt cao, đau họng kèm da xanh tái.

• Đau đầu.

• Ho.

• Hơi thở có mùi thối.

• Màng giả mạc xám - dính chặt, cố bóc sẽ chảy máu.

• Loét mũi.

• Nuốt khó, nuốt đau.

• Khàn tiếng.

• Tắc nghẽn thanh quản và đường hô hấp dưới gây khó thở

• Dẫn tới viêm cơ tim, viêm cầu thận, liệt các chi.

Nguồn tin: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Bến Tre:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG TIN VỀ DỊCH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUS CORONA GÂY RA (nCoV)
CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
Thống kê
  • Đang truy cập87
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm68
  • Hôm nay24,938
  • Tháng hiện tại1,050,319
  • Tổng lượt truy cập31,572,950
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây