Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm thức ăn đường phố

Thứ tư - 26/06/2024 21:34
Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng như: bến xe, bến tàu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội,... hoặc những nơi tương tự.
Thức ăn đường phố còn làm ảnh hưởng tới nếp sống văn minh đô thị, ô nhiễm môi trường và là một trong những nguy cơ tiềm ẩn gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm.
Thức ăn đường phố còn làm ảnh hưởng tới nếp sống văn minh đô thị, ô nhiễm môi trường và là một trong những nguy cơ tiềm ẩn gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm.
Thức ăn đường phố với các tiện ích như: nhanh, gọn, phong phú và đa dạng về chủng loại thực phẩm, giá cả hợp lý chính là lựa chọn của nhiều người tiêu dùng có thu nhập thấp, trung bình,... Thế nhưng, đằng sau dịch vụ ăn uống này lại tồn tại nguy cơ mất an toàn thực phẩm do các dịch vụ cung cấp thức ăn đường phố ngày càng nhiều nhưng thiếu hạ tầng cơ sở, dịch vụ vệ sinh môi trường không bảo đảm. Đồng thời, thức ăn đường phố là loại hình dịch vụ khó kiểm soát nhất về việc đảm bảo an toàn thực phẩm do phần lớn những người bán hàng thường xuyên di chuyển địa điểm, nhiều người kinh doanh theo thời vụ và đa phần không có đầy đủ những kiến thức về an toàn thực phẩm nên gây khó khăn cho công tác quản lý của các cơ quan chức năng.

Bên cạnh đó, thức ăn đường phố còn làm ảnh hưởng tới nếp sống văn minh đô thị, ô nhiễm môi trường và là một trong những nguy cơ tiềm ẩn gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm.

Để thức ăn đường phố được an toàn cho người tiêu dùng cần đảm bảo các điều kiện theo Ðiều 31 và 32 của Luật An toàn thực phẩm cụ thể như sau:

1. Nơi bày bán thức ăn đường phố phải cách biệt nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm: cống, rãnh, rác thải, công trình vệ sinh, nơi bày bán gia súc, gia cầm….

2. Thức ăn bày bán trên bàn, giá, kệ phương tiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

3. Nguyên liệu để chế biến phải bảo đảm ATTP, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng: không sử dụng các chất phụ gia và phẩm màu không được phép sử dụng cho thực phẩm; không sử dụng phụ gia thực phẩm san chiết không phù hợp quy định của pháp luật để chế biến thức ăn; có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu.

4. Dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm phải bảo đảm an toàn vệ sinh: có đủ dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm, dễ vệ sinh, không thôi nhiễm chất độc hại và gây ô nhiễm với thực phẩm; không để lẫn thức ăn chín và sống.

5. Bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không được gây ô nhiễm và thôi nhiễm vào thực phẩm: bao gói sạch, hợp vệ sinh; không sử dụng giấy báo, giấy phế liệu để bao gói thực phẩm.

6. Có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại: tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh và phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng xâm nhập.

7. Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh thức ăn đường phố.

8. Người kinh doanh thức ăn đường phố phải có kiến thức ATTP. Theo đó, người kinh doanh TAÐP được tuyên truyền thông qua một trong các hình thức sau: lớp tập huấn, buổi nói chuyện, tuyên truyền trực tiếp tại nhà, được phát tờ rơi, tờ gấp,cập nhật kiến thức từ các kênh chính thống về ATTP.

9. Người kinh doanh thức ăn đường phố không mắc các bệnh mà theo quy định của pháp luật không được trực tiếp tham gia kinh doanh thức ăn đường phố: không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp.

10. Người kinh doanh thức ăn đường phố phải tuân thủ thực hành tốt như: sử dụng khẩu trang, tạp dề, găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay; có thể dùng đũa, kẹp gắp để gắp thực phẩm chín, thức ăn ngay.

Người kinh doanh dịch vụ thức ăn đường phố cần có đủ sức khỏe, kiến thức, kỹ năng chế biến, bảo quản thực phẩm đúng quy định, giúp khách hàng an tâm lựa chọn TAÐP mà không sợ bị ngộ độc thực phẩm.

Như vậy, để đảm bảo an toàn khi sử dụng thức ăn đường phố, phòng chống ngộ độc và các bệnh truyền từ thức ăn đường phố thì người tiêu dùng cần nắm được những kiến thức cơ bản trong bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, cũng như cách bảo quản thực phẩm.

Bên cạnh đó, người sản xuất, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm, kinh doanh mặt hàng ăn uống phải có trách nhiệm, đạo đức cao trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm để góp phần phòng tránh hiệu quả ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm cho cộng đồng. Mặt khác, cần có sự phối hợp, chung tay vào cuộc của các ngành chức năng, ý thức của người kinh doanh, người tiêu dùng là rất cần thiết trong nỗ lực đẩy lùi thực phẩm “bẩn”, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố trong bối cảnh hiện nay.

Nguồn tin: Hồng Phương (Theo SKĐS)::::

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG TIN VỀ DỊCH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUS CORONA GÂY RA (nCoV)
CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
Thống kê
  • Đang truy cập98
  • Máy chủ tìm kiếm28
  • Khách viếng thăm70
  • Hôm nay22,302
  • Tháng hiện tại43,663
  • Tổng lượt truy cập31,655,991
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây