Hội nghị tăng cường phòng, chống dịch khu vực phía Nam

Thứ tư - 12/06/2024 03:39
Các chuyên gia đánh giá, nguy cơ bùng phát các bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà, dại... tại các tỉnh phía Nam rất cao do "khoảng trống miễn dịch".
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo tại hội nghị.
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo tại hội nghị.
Tại Hội nghị tăng cường phòng, chống dịch khu vực phía Nam năm 2024 diễn ra tại Viện Pasteur TPCHM chiều 11/6, TS.BS Nguyễn Vũ Thượng - Phó Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM cho biết, tính từ đầu năm tới nay, toàn phía Nam ghi nhận 41 ca bệnh ho gà và 317 trường hợp nghi ngờ sởi. Riêng TPHCM ghi nhận 30 ca bệnh ho gà và 16 ca mắc sởi.

Đáng chú ý, nhiều tỉnh miền Tây ghi nhận ca mắc sởi trong cộng đồng rất cao.

Điểm cầu tại Bến Tre do Phó Giám đốc Sở Y tế Đỗ Tất Tiến chủ trì

Phó Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM nhận định, hiện nay các bệnh có vaccine phòng bệnh tại TPHCM cũng như các tỉnh phía Nam đang có xu hướng tăng cao.

TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM lý giải, các bệnh truyền nhiễm đang tăng cao do "khoảng trống miễn dịch". Từ năm 2021 đến nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều trẻ em không được tiêm vaccine đầy đủ và đúng lịch vậy nên độ bao phủ vaccine thấp.

"Tình trạng này rất đáng lo ngại. Để phòng chống dịch bệnh có hiệu quả, chúng ta cần có những biện pháp mạnh mẽ và kịp thời như mở rộng độ tuổi tiêm chủng, mở rộng đối tượng tiêm chủng trong chương trình tiêm chủng mở rộng... để khống chế dịch, hạn chế lây lan dịch bệnh có hiệu quả hơn", TS.BS Nguyễn Vũ Thượng nhận định.

Đối với bệnh sốt xuất huyết, trong 6 tháng đầu năm 2024, bệnh sốt xuất huyết ở các tỉnh phía Nam đang ở mức thấp. TPHCM ghi nhận 3.677 ca sốt xuất huyết, giảm 53% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, Phó Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM cho rằng, các địa phương không được chủ quan vì mùa mưa tới, dịch bệnh sẽ có biến động và nguy cơ bùng dịch rất cao.

Toàn cảnh hội nghị.

Về bệnh tay chân miệng, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, từ đầu năm tới nay TPHCM ghi nhận 6.120 ca tay chân miệng, tăng 21% so với trung bình 5 năm trước.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương yêu cầu các địa phương cần tăng cường các biện pháp phòng chống các dịch bệnh hiện hữu như sởi, ho gà... và các dịch bệnh mới nổi trên thế giới.

Các địa phương tuyệt đối không chủ quan trước dịch bệnh đặc biệt là dịch sốt xuất huyết và tay chân miệng khi số ca mắc đang ngày một tăng cao và mùa mưa đang tới; Các địa phương cần tập trung dự báo tình hình dịch bệnh trên địa bàn; tiến hành đánh giá, rà soát khả năng phòng, chống dịch, lên kịch bản ứng phó sẵn sàng cho công tác thu dung, điều trị các bệnh có nguy cơ lây truyền.

Đối với các bệnh không có vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng, các tỉnh cần chủ động tham mưu UBND tỉnh mua dự trữ vaccine, thuốc điều trị để phòng bệnh một cách hiệu quả nhất. Tránh tình trạng có dịch bệnh là đẩy về các bệnh viện tuyến cuối, tuyến trung ương.

Các bệnh viện tuyến cuối thực hiện hướng dẫn, tập huấn, chỉ đạo các bệnh viện tỉnh phương pháp phòng dịch để chủ động chống dịch.

Các Cục, Vụ trực thuộc Bộ Y tế nghiên cứu, tham khảo ý kiến chuyên môn với Tổ chức Y tế Thế giới nhanh chóng tham mưu hướng dẫn cho các địa phương về việc mở rộng các đối tượng tiêm chủng để đảm bảo phòng chống dịch. Đồng thời tham mưu tổ chức chiến dịch tiêm vaccine sởi.

Nguồn tin: Song Khang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG TIN VỀ DỊCH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUS CORONA GÂY RA (nCoV)
CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
Thống kê
  • Đang truy cập79
  • Máy chủ tìm kiếm27
  • Khách viếng thăm52
  • Hôm nay33,631
  • Tháng hiện tại114,133
  • Tổng lượt truy cập31,726,461
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây