“Mỡ trong máu” hay “mỡ máu cao” là tình trạng như thế nào?

Thứ hai - 24/06/2024 22:44
Tình trạng mỡ máu cao đang rất đáng lo ngại cho sức khỏe.
Tình trạng mỡ máu cao đang rất đáng lo ngại cho sức khỏe.
“Mỡ trong máu” hay “mỡ máu cao”, còn được gọi là tình trạng rối loạn lipid máu, đây là tình trạng tăng cao những cholesterol xấu (LDL – Lipoprotein tỷ trọng thấp) hay chất béo trung tính (triglycerides) hoặc cả hai ở trong máu. Điều này có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, nếu tình trạng này xuất hiện kéo dài và không được điều trị thích hợp sẽ dẫn đến đột quỵ hoặc nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, bênh động mạch ngoại biên,…

Biểu hiện của tình trạng mỡ máu cao

Hầu như tình trạng mỡ máu cao không có triệu chứng cụ thể, rõ ràng. Tình trạng này đa số được phát hiện tình cờ khi khám sức khoẻ định kỳ hoặc cho đến khi người bệnh gặp phải một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ hay nhồi máu cơ tim.

Trong một số ít trường hợp, ở những người có mức mỡ máu rất cao sẽ có các triệu chứng sau đây:
  • Xuất hiện các khối u hoặc nếp nhăn màu vàng ở bên dưới lớp da (hình thành do sự tích tụ chất béo xung quanh gân và khớp).
  • Có một vòng cung màu trắng ở xung quanh giác mạc của mắt.
  • Nổi các cục u ở góc trong của mắt.
Tình trạng này có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bởi nó tạo nên các mảng bám tích tụ bên trong mạch máu, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ do máu bị cản lại một phần, khiến các chất dinh dưỡng và oxy cần thiết không được cung cấp đủ cho não và tim để các cơ quan này hoạt động.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mỡ máu cao

Hiện nay có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây hình thành mỡ trong máu và tích tụ lâu dài, bao gồm lối sống không lành mạnh, lười tập luyện thể dục, chế độ ăn uống không hợp lý, hút thuốc lá, mắc các bệnh mạn tính. Nhìn chung, nguyên nhân gây nên tình trạng mỡ máu cao có thể phân thành 02 nhóm sau đây:

1. Nguyên nhân nguyên phát

Tiền sử gia đình mắc bệnh mạch vành sớm hoặc đột quỵ: Khả năng cao người bị mắc mỡ máu có người thân là nam giới (bố hoặc anh trai) dưới 55 tuổi hoặc người thân là nữ giới (mẹ hoặc chị gái) dưới 65 tuổi bị bệnh mạch vành hoặc đột quỵ.

Tiền sử gia đình có tình trạng liên quan đến cholesterol: Có cha mẹ hoặc anh/chị/em bị tăng mỡ máu gia đình.

Tăng mỡ máu gia đình là một thuật ngữ y khoa để chỉ tình trạng mỡ trong máu cao xảy ra trong gia đình với nguyên nhân là do sự đột biến gen di truyền từ cha mẹ. Những người bị tăng mỡ máu gia đình bị vấn đề này từ khi sinh ra, có thể dẫn đến xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành sớm.

2. Nguyên nhân thứ phát

Yếu tố lối sống
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, nhiều chất béo bão hoà (như thịt đỏ, kem, bơ và các sản phẩm từ sữa khác) hoặc nhiều chất béo chuyển hóa (như bắp rang bơ, bánh quy, khoai tây chiên, đồ uống có ga,…)
  • Lười tập thể dục thể thao, ít vận động và duy trì các hoạt động thể chất.
  • Sử dụng thuốc lá, uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn.
  • Bị thừa cân, béo phì.

Yếu tố sức khỏe

Người bệnh sẽ tăng nguy cơ mỡ máu cao nếu như đã mắc các bệnh: bệnh tiểu đường, bệnh thận, bệnh gan, suy giáp, đa u tủy, hội chứng buồng trứng đa nang, lupus, chứng ngưng thở lúc ngủ.

Một số biến chứng thường gặp của tình trạng mỡ máu cao

Mỡ máu cao sẽ dẫn đến sự tích tụ và hình thành mảng bám bên trong mạch máu theo thời gian, được gọi là xơ vữa động mạch. Càng để lâu và không được điều trị, mảng bám sẽ càng lớn, dẫn đến các mạch máu bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn. Những người bị xơ vữa động mạch phải đối mặt với nguy cơ cao mắc nhiều bệnh lý khác nhau, tùy thuộc vào mạch máu nào bị tắc nghẽn.

1. Bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành, còn được gọi là thiếu máu cơ tim, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc suy tim. Động mạch vành là mạch máu cung cấp máu đến tim và khi tim không nhận đủ máu do sự cản trở của xơ vữa động mạch, tim sẽ bị yếu đi và ngừng hoạt động.

2. Tăng huyết áp

Tăng huyết áp và tăng mỡ máu có mối liên hệ với nhau. Mảng bám cholesterol và canxi làm cho động mạch trở nên cứng và thu hẹp. Vì vậy, tim phải chịu áp lực cao để bơm máu qua động mạch, dẫn đến kết quả là huyết áp tăng quá cao.

3. Bệnh động mạch ngoại biên

Khi xơ vữa động mạch ảnh hưởng đến các động mạch ở chân hoặc tay, nó được gọi là bệnh động mạch ngoại biên. Các động mạch ở chân và tay được gọi là “ngoại biên” bởi vì chúng cách xa trái tim và trung tâm của cơ thể. Bệnh động mạch ngoại biên phổ biến hơn ở chân nhưng cũng có thể xảy ra ở cánh tay.

Bệnh động mạch ngoại biên thường không có triệu chứng và chỉ có thể bắt đầu cảm nhận được triệu chứng khi động mạch ngoại biên bị tắc ít nhất 60%. Người bệnh có cảm giác đau, mỏi hoặc yếu ở chân, xảy ra khi vận động đi lại và giảm khi nghỉ ngơi (hay còn gọi là đau cách hồi). Đó là dấu hiệu của việc giảm lưu lượng máu do mảng bám ngày càng tăng trong động mạch.

Một số biện pháp phòng ngừa tình trạng mỡ máu cao

Chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa tình trạng này bằng cách ăn uống lành mạnh, cân bằng, ít chất béo gây hại, tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc lá và cắt giảm rượu, duy trì cân nặng lý tưởng.

Đặc biệt, người lớn khỏe mạnh nên kiểm tra mỡ máu mỗi năm hoặc thường xuyên hơn tùy thuộc vào độ tuổi, sức khỏe tổng thể và các yếu tố nguy cơ khác.

Nguồn tin: Loan Thy (theo YHTT)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TRANG TIN VỀ DỊCH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUS CORONA GÂY RA (nCoV)
CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
Thống kê
  • Đang truy cập47
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm36
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại1,089,697
  • Tổng lượt truy cập31,617,572
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây