Những điểm mới, quan trọng trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi

Thứ ba - 07/02/2023 20:15
Ngày 09/01/2023, Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2. Luật có 12 chương và 121 Điều, trong đó bổ sung nhiều điểm mới liên quan điều kiện bảo đảm thực hiện cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Các ĐBQH tham gia biểu quyết thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
Các ĐBQH tham gia biểu quyết thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
Mở rộng đối tượng và tiêu chuẩn hành nghề

Để tăng cường việc quản lý chất lượng cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề và thể chế hóa quan điểm của Đảng về công tác khám bệnh, chữa bệnh, Luật quy định mở rộng đối tượng hành nghề. Theo đó, thay đổi từ việc cấp giấy phép hành nghề theo văn bằng chuyên môn sang quy định cấp giấy phép hành nghề theo chức danh chuyên môn.

Bên cạnh đó, thay đổi phương thức cấp giấy phép hành nghề từ việc cấp giấy phép hành nghề thông qua xét hồ sơ sang quy định phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi cấp giấy phép hành nghề.

Luật quy định giấy phép hành nghề có giá trị 5 năm, đồng thời quy định điều kiện để gia hạn giấy phép hành nghề là phải cập nhật kiến thức y khoa để phục vụ tốt nhất cho người bệnh.

Quy định người nước ngoài hành nghề lâu dài tại Việt Nam và khám bệnh, chữa bệnh cho người Việt Nam phải sử dụng tiếng Việt thành thạo trong khám bệnh, chữa bệnh trừ một số trường hợp hợp tác trao đổi chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo. 

Tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho bệnh viện

Luật quy định cụ thể về tự chủ đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KCB) của Nhà nước, theo đó “cơ sở KCB của Nhà nước được Nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao; được tự chủ trong quyết định về tổ chức và nhân sự, phát triển các hoạt động chuyên môn và phục vụ khám bệnh, chữa bệnh; được vay vốn để đầu tư công trình hạ tầng, thiết bị y tế; thuê, cho thuê tài sản, dịch vụ lâm sàng, dịch vụ cận lâm sàng, dịch vụ phi y tế, dịch vụ nhà thuốc, quản lý vận hành cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; mua trả chậm, trả dần; thuê, mượn thiết bị y tế”.

Đồng thời, quy định cụ thể các yếu tố hình thành giá dịch vụ KCB; quy định giá KCB đối với cơ sở KCB của Nhà nước bảo đảm được tính đúng, tính đủ theo lộ trình do Chính phủ quy định để bù đắp chi phí thực hiện KCB và có tích lũy.

Cho phép các cơ sở KCB của Nhà nước được tự chủ trong quyết định nội dung dung thu, mức thu các dịch vụ, hàng hóa liên quan đến hoạt động KCB, phục vụ người bệnh, thân nhân của người bệnh; được tự chủ trong trong quyết định nội dung chi, đặc biệt là trong quyết định sử dụng nguồn thu hợp pháp để đầu tư cho hoạt động KCB. Riêng cơ sở KCB tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên được quyết định giá dịch vụ KCB nhưng không vượt quá giá dịch vụ KCB do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

Cơ sở KCB của Nhà nước được quyền tự quyết giá KCB theo yêu cầu. Cơ sở KCB của tư nhân tự quyết định giá dịch vụ KCB tại cơ sở. Các cơ sở KCB phải niêm yết công khai giá dịch vụ KCB.

Về nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ sở KCB: Luật bổ sung quy định bắt buộc cơ sở phải tự phải đánh giá chất lượng KCB theo bộ tiêu chuẩn chất lượng cơ bản do Bộ Y tế ban hành theo định kỳ hằng năm và phải cập nhật kết quả tự đánh giá lên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động KCB để làm căn cứ cho việc kiểm tra, đánh giá cũng như công khai thông tin về mức độ chất lượng của các cơ sở KCB. Đồng thời phải ứng dụng công nghệ thông tin nhằm mục tiêu từng bước liên thông kết quả KCB giữa các cơ sở KCB, tạo thuận lợi cho người bệnh, đồng thời cũng là giải pháp để quản lý hoạt động hành nghề của các tổ chức, cá nhân.

Các chính sách mới trong đào tạo nguồn nhân lực

Để giải quyết sự thiếu hụt nhân lực y tế hiện nay tại một số chuyên khoa, Luật KCB (sửa đổi) quy định cụ thể một số chính sách nhằm khuyến khích, động viên người học như sau: 

1. Khuyến khích, động viên người học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu. 

2. Hỗ trợ 100% học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học đối với người học một trong các chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu nếu học tại các cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của Nhà nước. 

3. Hỗ trợ tiền đóng học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học đối với người học một trong các chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu tương ứng với mức quy định tại điểm (2) nêu trên nếu học tại các cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của tư nhân.

Lần đầu luật hóa Hội đồng Y khoa quốc gia

Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) lần đầu tiên luật hóa mô hình Hội đồng Y khoa quốc gia (tại Điều 25). Hội đồng Y khoa Quốc gia là tổ chức do Chính phủ thành lập, có chức năng đánh giá độc lập năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Hội đồng này có nhiệm vụ xây dựng, ban hành bộ công cụ và tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; đồng thời, tiếp nhận, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về kết quả kiểm tra đánh giá.

Nguồn tin: Thiện Nhân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
PHÁP ĐIỂN
Thống kê
  • Đang truy cập150
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm149
  • Hôm nay24,561
  • Tháng hiện tại881,663
  • Tổng lượt truy cập45,099,204
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây