Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Không áp dụng cứng nhắc, máy móc khi đưa trẻ trở lại trường

Thứ năm - 17/02/2022 18:13
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: "Việc đưa trẻ trở lại trường phải có sự chỉ đạo thống nhất trên toàn quốc, không áp dụng cứng nhắc, máy móc giữa các địa phương có cấp độ dịch khác nhau, giữa đô thị và nông thôn…".
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế sớm có văn bản hướng dẫn vấn đề xét nghiệm trong trường học; theo dõi sức khỏe trẻ em bị bệnh nền, có vấn đề về sức khoẻ; thời gian cách ly tại nhà đối với trẻ em là F1; học bán trú… - Ảnh: VGP/Đình Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế sớm có văn bản hướng dẫn vấn đề xét nghiệm trong trường học; theo dõi sức khỏe trẻ em bị bệnh nền, có vấn đề về sức khoẻ; thời gian cách ly tại nhà đối với trẻ em là F1; học bán trú… - Ảnh: VGP/Đình Nam

Mở cửa lại trường học là yêu cầu bức thiết

Ngày 17/2, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra cuộc họp trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố nhằm đánh giá tình hình mở cửa trường học của các địa phương.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh, sau hơn 2 năm phòng, chống dịch COVID-19, đến nay các điều kiện, năng lực phòng, chống dịch trong nước đã khác với tỉ lệ bao phủ vaccine cao; đã có thuốc, kinh nghiệm và phác đồ điều trị; ý thức của người dân khá tốt… từng bước thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, việc mở cửa lại trường học là yêu cầu bức thiết, khi trẻ ở nhà lâu sẽ kéo theo những hệ lụy khôn lường, không chỉ chậm chương trình học văn hóa, kiến thức, mà còn tác động rất lâu dài đến sự phát triển của các cháu.
 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói: "Sau hơn một tuần thực hiện cho trẻ trở lại trường, chúng ta tổ chức cuộc họp nhằm đánh giá lại những gì cần chú ý, điều chỉnh, chuẩn bị thêm để trẻ đến trường an toàn".

Báo cáo tại cuộc họp trực tuyến, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, tính từ ngày 7/2 đến nay, tổng số học sinh học trực tiếp là 21.001.019/22.409.817 em, chiếm 93,71% tổng số học sinh. Việc đưa học sinh tới trường học trực tiếp được xã hội, nhà giáo, phụ huynh, các chuyên gia... ủng hộ, đồng tình, được đánh giá là đúng lúc và kịp thời. Lãnh đạo các địa phương đã thống nhất chủ trương và đã chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả....

Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Dương Anh Đức thông tin, thành phố đã thí điểm cho học sinh cuối cấp THCS, THPT đã tiêm vaccine được đi học lại từ tháng 12/2021, tháng 1/2022, học sinh từ lớp 7 đã trở lại trường, và từ ngày 14/2 học sinh tất cả các khối lớp đã đi học trở lại. Đến nay, tỉ lệ học sinh đến lớp, từ lớp 6 trở lên, đạt trên 93%; 72% phụ huynh đồng thuận cho học sinh mầm non đến trường.
 

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu thực tế, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, khi tổ chức các hoạt động dạy học trực tiếp, một số địa phương có tỉ lệ giáo viên, học sinh mắc COVID-19 tăng mạnh khiến nhiều cơ sở giáo dục phải chuyển đổi hình thức dạy học trực tiếp kết hợp học trực tuyến. Một số ít địa phương chưa quyết định mốc thời gian cụ thể cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học đến trường. Bên cạnh đó, một số địa phương còn quan điểm khác nhau về thời gian, thời điểm, cách thức, quy mô cho trẻ em, học sinh đi học trực tiếp.

Còn nhiều lúng túng...

Đại diện Bộ GD&ĐT cho biết, một số cơ sở giáo dục còn lúng túng khi xử lý các trường hợp học sinh là F0, F1 (phát hiện tại gia đình hoặc tại trường học). Việc khoanh vùng xác định F1 chưa hợp lý dẫn đến nhiều học sinh phải nghỉ học trên lớp, chuyển sang học trực tuyến vì trong lớp có F0.

Cá biệt có nơi cho cả lớp hoặc cả khối dừng học trực tiếp khi phát hiện F0 trong một lớp. Một số địa phương yêu cầu 100% học sinh phải xét nghiệm COVID-19 trước khi đến trường học trực tiếp, phần lớn kinh phí do phụ huynh chi trả, gây phản ứng không cần thiết.

Khi tổ chức dạy học trực tiếp, các cơ sở giáo dục rất khó thực hiện việc giãn cách theo quy định vì số lượng học sinh đông, vẫn còn hiện tượng học sinh các lớp tương tác trực tiếp trong giờ nghỉ giải lao.

Việc rà soát, phân loại học sinh để củng cố, bổ sung kiến thức khi học sinh trở lại trường gây khó khăn cho các trường trong việc bố trí giờ dạy, có thể phát sinh kinh phí... Nhiều nơi còn thiếu giáo viên (đặc biệt ở cấp mầm non và tiểu học), nhân lực y tế; kinh phí chi cho việc mua sắm thiết bị phòng, chống dịch (nước sát khuẩn, khẩu trang, máy đo thân nhiệt, kit xét nghiệm nhanh…).
 

Các địa phương kiến nghị thống nhất quy trình xác định F1, rút ngắn thời gian cách ly y tế và số lần xét nghiệm đối với trường hợp F1 là giáo viên, trẻ mầm non, học sinh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy mở cửa trường học.

Bộ Y tế sớm ban hành hướng dẫn và thống nhất với các địa phương về việc xét nghiệm sàng lọc học sinh khi tới lớp; đẩy mạnh việc tập huấn, hướng dẫn trong điều trị, thuốc chữa bệnh cho trẻ mắc COVID-19, tạo sự an tâm cho phụ huynh, đồng thuận trong dư luận xã hội; cho ý kiến chuyên môn về phòng, chống dịch đối với việc cho trẻ em tới trường nhưng chưa được tiêm vaccine; việc tổ chức ăn bán trú, học hai buổi...

Lãnh đạo Ủy ban Văn hóa - Giáo dục, Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng vấn đề cử tri, người dân quan tâm nhất hiện nay là đưa học sinh sớm trở lại trường, an toàn, giảm thiểu rủi ro, đáp ứng chất lượng dạy học.

Để tạo sự thống nhất, đồng thuận của người dân, xã hội thì yếu tố chuyên môn về giáo dục, y tế là quyết định. Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế phải có những hướng dẫn cụ thể, kịp thời, rõ ràng thì các địa phương mới thực hiện được thuận lợi.

Không cứng nhắc, máy móc

Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, từ ngày 1-15/2, cả nước ghi nhận khoảng 329.000 ca mắc COVID-19, trong đó, số ca mắc từ 5-18 tuổi là 28.314 ca (chiếm khoảng 8,6%); trẻ dưới 5 tuổi mắc COVID-19 khoảng 15.800 trường hợp (chiếm 4,8%).
 

Ngày 29/12, Bộ Y tế đã có hướng dẫn 11042/BYT-DP về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19, quy định thời gian điều trị, cách ly, xét nghiệm đối với ca mắc, trường hợp F1…

Liên quan đến việc tổ chức học bán trú, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, không có khác biệt về nguy cơ lây nhiễm cho học sinh học một buổi, 2 buổi, có bán trú, vì vậy các trường học đủ điều kiện, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch có thể tổ chức học bán trú cho học sinh để tạo thuận tiện, giảm phiền hà cho phụ huynh, gia đình các em.

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng ghi nhận ý kiến của các địa phương và cho biết sẽ sớm có hướng dẫn về xét nghiệm trong trường học; sổ tay chăm sóc, điều trị cho học sinh bị nhiễm COVID-19...
 

Nguồn tin: Minh Nguyệt (Theo SKĐS):

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
PHÁP ĐIỂN
Thống kê
  • Đang truy cập97
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm95
  • Hôm nay16,552
  • Tháng hiện tại299,250
  • Tổng lượt truy cập41,592,059
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây