Những tác hại khi trẻ bị thiếu vitamin A

Thứ tư - 29/05/2024 21:08
Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng có đặc tính không tan trong nước mà tan trong dầu. Vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển thể chất và góp phần tăng cường hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng.
Khi bị thiếu vitamin A sẽ khiến trẻ sẽ chậm lớn, còi cọc.
Khi bị thiếu vitamin A sẽ khiến trẻ sẽ chậm lớn, còi cọc.
Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu vitamin A?

Nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu vitamin A là do không được bú sữa mẹ. Chế độ ăn của trẻ không cung cấp đủ vitamin A và chất béo cũng dẫn đến tình trạng thiếu vitamin A.

Trẻ hay mắc các bệnh viêm hô hấp, sởi, tiêu chảy tái đi tái lại, nhiễm giun sán, suy dinh dưỡng nặng cũng dẫn đến thiếu vitamin A

Vitamin A ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

Vitamin A tham gia vào quá trình phân chia tế bào giúp trẻ tăng trưởng khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Vitamin A có vai trò trong quá trình nhìn thấy của mắt, đặc biệt là vào ban đêm. Vitamin A bảo vệ sự toàn vẹn của da, niêm mạc mắt, niêm mạc khí quản, ruột non và các tuyến bài tiết.

Ngoài ra, vitamin A tǎng cường khả nǎng miễn dịch của cơ thể, làm tăng sức đề kháng đối với các bệnh nhiễm khuẩn, uốn ván, lao, sởi…

Khi bị thiếu vitamin A sẽ khiến trẻ sẽ chậm lớn, còi cọc. Giảm khả nǎng nhìn thấy lúc ánh sáng yếu hay còn gọi là quáng gà.

Thiếu vitamin A sẽ khiến tổn thương ở giác mạc mắt dẫn đến hậu quả mù lòa. Giảm sức đề kháng với bệnh tật, dễ bị nhiễm trùng nặng, đặc biệt là sởi, tiêu chảy và viêm đường hô hấp... sẽ dẫn tới nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ. Việc thiếu vitamin A cũng khiến cho các bệnh như sởi, hô hấp, tiêu chảy kéo dài.

Vitamin A có ở đâu?
  • Sữa mẹ, đặc biệt là sữa non rất giàu vitamin A. Vì vậy, khi trẻ bú mẹ hoàn toàn thì không cần bổ sung vitamin A liều cao trong vòng 6 tháng đầu đời.
  • Thực phẩm có nguồn gốc động vật như gan, thịt, cá, trứng, sữa…
  • Thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, các loại rau quả có màu xanh, vàng và đỏ đậm như rau muống, rau dền, mồng tơi, rau đay, rau ngót, bông cải xanh, cà rốt, bí đỏ, xoài, đu đủ, gấc…
  • Vì vitamin A tan trong dầu nên chế độ ăn đầy đủ chất béo sẽ giúp hấp thu tốt vitamin A.
Vì vậy, để phòng ngừa thiếu vitamin A, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên được bú sữa mẹ, vì sữa mẹ rất giàu vitamin A, đặc biệt là sữa non. Bà mẹ cũng cần uống vitamin A liều cao (200.000 IU) bổ sung ngay sau sinh để bảo đảm sữa mẹ có đủ vitamin A cho trẻ.

Chăm sóc trẻ từ khi còn trong bào thai, người mẹ cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung những những thực phẩm giàu Vitamin A. Chế độ ăn nên có đủ thực phẩm giàu vitamin A. Bên cạnh việc sử dụng thực phẩm giàu vitamin A nên kèm với chế độ ăn có đủ chất béo trong khẩu phần để vitamin A hấp thu được dễ dàng.

Đảm bảo vệ sinh môi trường, dự phòng nhiễm khuẩn, tẩy giun.

Ngoài ra, cần bổ sung vitamin A liều cao theo khuyến cáo của ngành y tế. Trẻ 6 - 36 tháng tuổi đều phải được bổ sung vitamin A liều cao mỗi 6 tháng (vào ngày 1 - 2 tháng 6 và 1 - 2 tháng 12 hàng năm) tại các điểm uống vitamin A ở địa phương.

Lưu ý cho trẻ nhỏ từ 0 - 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn là cách bổ sung vitamin A hiệu quả nhất. Cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tập cho trẻ có thói quen ăn rau xanh, làm quen với nhiều loại thức ăn, không nên chiều theo sở thích của trẻ, chỉ cho trẻ ăn một loại thức ăn thường xuyên. Thức ăn nên đa dạng, hợp khẩu vị và yếu tố góp phần giúp trẻ ăn ngon đó là thức ăn bày trí đẹp.

Ngoài ra, cần tiêm ngừa đầy đủ cho trẻ. Cho trẻ vận động ngủ nghỉ hợp lý.

Trong quá trình chế biến thức ăn nên có dầu mỡ để giúp tăng cường hấp thu vitamin A, vì đây là loại vitamin tan trong dầu.

Không nên tự ý bổ sung vitamin A cho trẻ. Nếu tự ý bổ sung vitamin A với lượng lớn hoặc kéo dài sẽ dẫn đến thừa vitamin A. Thừa vitamin A sẽ gây ngộ độc, làm tăng áp lực nội sọ dẫn đến buồn nôn, nôn, đau đầu. Ở trẻ nhỏ có biểu hiện thóp phồng. 

Ngoài ra, thừa vitamin A sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương làm trẻ chậm lớn, rối loạn thần kinh và nhiều hậu quả khác như ngứa da vẩy nến, xung huyết ở da và các niêm mạc, tóc khô, xơ xác, dễ gãy, viêm niêm mạc miệng, môi khô, nứt nẻ hai bên mép, gan to, bong da ở gan bàn tay, gan bàn chân. 

Đặc biệt đối với phụ nữ trước khi mang thai và có thai 3 tháng đầu, nếu bổ sung thừa vitamin A có thể gây nên tình trạng hở hàm ếch; dị dạng tim mạch, cơ, xương, hệ thần kinh trung ương...

Nguồn tin: Khoa TT GDSK

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
PHÁP ĐIỂN
Thống kê
  • Đang truy cập221
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm218
  • Hôm nay25,620
  • Tháng hiện tại1,028,434
  • Tổng lượt truy cập40,417,479
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây