- Thực hiện bảo đảm an toàn khi sản xuất thực phẩm:
+ Thực hiện địa điểm, môi trường vị trí nơi sản xuất, chế biến thực phẩm phải cách biệt với nguồn ô nhiễm; thiết kế, bố trí khu vực sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm đúng; kết cấu nhà xưởng phù hợp với tính chất, quy mô và quy trình công nghệ sản xuất; lưu ý nguồn nước phải đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc sản xuất, chế biến thực phẩm;
+ Thực hiện các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, khử trùng và bảo dưỡng trang thiết bị dụng cụ, phòng chống côn trùng và động vật gây hại, yêu cầu về kiến thức, thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến thực phẩm theo các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm;
+ Thực hiện các quy định về nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, quy định về sử dụng phẩm màu, hương liệu, phụ gia, bao bì thực phẩm, ghi nhãn sản phẩm, công bố sản phẩm, bảo quản sản phẩm thực phẩm;
+ Thực hiện các quy định vệ sinh nơi bán sản phẩm, nhập khẩu sản phẩm thực phẩm, công bố sản phẩm phù hợp quy định an toàn sản phẩm thực phẩm, vệ sinh cá nhân trang phục bảo hộ lao động đầy đủ cho người kinh doanh thực phẩm.
- Thực hiện bảo đảm khi mua thực phẩm:
+ Phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với người xung quanh trong quá trình lựa chọn thực phẩm, khi chờ thanh toán;
+ Sử dụng dung dịch khử khuẩn tay trước và sau khi ra khỏi cửa hàng siêu thị;
+ Sử dụng các dụng cụ gấp, kẹp thực phẩm chuyên dụng hoặc găng tay khi lựa chọn thực phẩm tươi sống;
+ Chọn thực phẩm tươi, ngon, không bị hư hỏng ươn, thối và mọc mầm;
+ Vệ sinh dụng cụ chứa đựng thực phẩm sau mỗi lần sử dụng.
- Thực hiện bảo đảm sơ chế bảo quản thực phẩm sau khi mua về:
+ Rau, củ, quả cần rửa sạch bùn, đất, rác, để ráo nước và chia thành các phần nhỏ, lượng đủ dùng trong một bửa ăn, trước khi gói, bọc, bảo quản trong nhiệt độ mát;
+ Trứng khi mua về cần rửa sạch, lau khô và bảo quản ở nhiệt độ mát trừ sản phẩm đã được đóng hộp/đóng vĩ sẵn;
+ Thịt, cá và các sản phẩm động vật khác phải rửa sạch và để ráo nước, bọc kín bảo quản ở nhiệt độ mát khi chờ chế biến trong ngày, bảo quản đông lạnh nếu bảo quản lâu hơn;
+ Chú ý rã đông thực phẩm bằng cách đặt trong ngăn mát tủ lạnh hoặc dưới vòi nước chảy hoặc bằng lò vi sóng; không để thực phẩm ra ngoài nhiệt độ phòng trong nhiều giờ;
+ Các loại thực phẩm khác không được bảo quản chung trong một tủ lạnh, như các loại thực phẩm đã được sơ chế chế biến ăn ngay.
- Thực hiện bảo đảm an toàn khi chế biến thực phẩm:
+ Rửa sạch tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm và nấu ăn;
+ Sử dụng dao, thớt, dụng cụ chứa đựng khi chế biến thực phẩm sống riêng và thức ăn chín riêng biệt;
+ Tất cả các dụng cụ phải được khử trùng bằng nước sôi trước khi sử dụng;
+ Nấu chín thật kỹ thịt, hải sản, trứng gia cầm như: Heo, bò, gà, vịt, tôm, cua, ốc, nghêu, hào, các loại trứng…
+ Thường xuyên vệ sinh khử trùng khu vực bếp chế biến thực phẩm, tủ lạnh.
- Thực hiện bảo đảm khi ăn và bảo quản thức ăn:
+ Luôn thực hiện ăn chín, uống nước đun sôi để nguội;
+ Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn;
+ Không sử dụng đĩa, thìa cá nhân để lấy các món ăn dùng chung, trên mâm hay bàn ăn, phải có thìa/muỗng/đũa để lấy thức ăn vào bát riêng;
+ Tuyệt đối không ăn thịt tái, tiết canh còn sống;
+ Thức ăn sau khi nấu chín phải ăn ngay, nếu chưa ăn ngay bảo quản cần:
* Che đậy tránh bụi, côn trùng.
* Bảo quản ở nhiệt độ môi trường khoảng 22 độ C, không quá 2 giờ.
* Môi trường mùa Hè thì không để thực phẩm, thức ăn ở bên ngoài quá 01 giờ.
+ Khi có nhu cầu bảo quản lâu hơn, cần sử dụng tủ lạnh hoặc tủ đông để bảo quản;
+ Thức ăn dư thừa, nếu để sử dụng bữa ăn sau cần đậy kín rồi bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh, đun sôi lại trước khi ăn;
+ Không lạm dụng rượu, bia, không uống rượu khi không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc công bố tiêu chuẩn chất lượng.
- Thực hiện bảo đảm theo các quy định pháp luật về An toàn thực phẩm:
+ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;
+ Luật quảng cáo (Văn bản hợp nhất số 47/VBHN-VPQH ngày 05 tháng 02 năm 2020);
+ Luật phòng chống tác hại của rượu bia ngày 14 tháng 6 năm 2019;
+ Nghị định số 15/2018/ND-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
+ Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
+ Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/3/2017 về ghi nhãn hàng hóa;
+ Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm;
+ Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương;
+ Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/7/2017 của Chính phủ về kinh doanh Rượu;
+ Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày 01/6/2016 của Bộ Công thương về quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương;
+ Thông tư 08/2016/TT-BNNPTNT ngày 1/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản;
+ Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2020 về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới;
+ Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền. Chấn chỉnh hoạt động quảng cáo theo Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ; Luật số 67/2020/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022./.