Cách đối phó với cơn đau dạ dày ngày Tết

Thứ sáu - 04/02/2022 20:04
Ăn nhanh, bỏ bữa, ăn không đúng giờ, ăn quá nhiều chất béo, đường, đồ ăn vặt, thức khuya, mệt mỏi… là những nguyên nhân khiến cơn đau dạ dày thường xuyên tái phát trong những ngày Tết. Vậy người bệnh cần làm gì để ngăn ngừa, đối phó với tình trạng này?
Cách đối phó với cơn đau dạ dày ngày Tết

1. Nguyên nhân gây tái phát cơn đau dạ dày trong ngày Tết

 

Có nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày như: Chế độ ăn uống không hợp lý, sinh hoạt không điều độ, nhiễm vi khuẩn HP, lạm dụng thuốc, căng thẳng, stress…

Trong đó, chế độ ăn uống và sinh hoạt không điều độ, căng thẳng, mệt mỏi… trong những ngày Tết là nguyên nhân chính gây tái phát cơn đau dạ dày.

1.1. Do chế độ ăn uống không hợp lý

Người bệnh lạm dụng quá nhiều chất kích thích gây tổn thương niêm mạc dạ dày như:

  • Rượu, bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có gas.
  • Ăn đồ quá cay nóng, thức ăn nhiều gia vị, chiên, xào nhiều dầu mỡ như: giò xào, bánh chưng rán, lạp sườn, thịt treo gác bếp…
  • Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn chứa phụ gia bảo quản như các món ăn nhanh, xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội …
  • Ăn vặt các món nhiều đường, chua, cay như: bánh, mứt, nộm chua, thịt bò khô cay…

1.2. Giờ giấc sinh hoạt, ăn uống không điều độ

Ngày Tết, nhiều người thường có tâm lý vui chơi thoải mái không để ý đến giờ giấc, thường thức khuya, dậy muộn. Đặc biệt là ăn không đúng bữa, ăn vội vàng, nhai không kỹ, thậm chí bỏ bữa… dẫn đến đau dạ dày.

1.3. Do quá bận rộn, mệt mỏi

Để chuẩn bị Tết, mọi người thường cố gắng hết sức để hoàn thành công việc, rồi tất bật dọn nhà, mua sắm, chuẩn bị đồ ăn, chúc Tết họ hàng… dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng. Đây cũng là nguyên nhân khiến cơn đau dạ dày tái phát.

2. Cách ăn uống phòng ngừa tái phát cơn đau dạ dày

 

2.1. Đau dạ dày nên ăn gì cho tốt?

- Người bệnh viêm loét dạ dày nên ăn các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như: gạo nếp, bánh mỳ, bánh quy, ngũ cốc, các loại khoai củ, mật ong…

- Nên ăn thịt nạc như thịt lợn nạc, thịt bò nạc, thịt gia cầm không da; cá, trứng…

- Lựa chọn các chất béo lành mạnh như dầu ô liu, bơ và các loại hạt

- Để cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất do tiêu hóa hấp thụ kém ở người mắc bệnh lý dạ dày, người bệnh nên tăng cường ăn rau xanh và trái cây tươi.

2.2. Các thực phẩm nên tránh

- Hạn chế ăn thức ăn làm thay đổi môi trường PH dạ dày như các thức ăn có vị cay, chua, gia vị tiêu, giấm, ớt, tỏi…

- Hạn chế thức ăn nhiều chất béo như: bánh chưng rán, thịt mỡ, thịt đông, giò xào…; đồ uống gây kích thích như: cà phê, trà đặc, nước ngọt có gas; thức ăn muối chua, nhiều muối như dưa cà muối… dễ gây tăng tiết dịch vị gây tái phát cơn đau dạ dày.

- Không ăn thức ăn lạnh, thức ăn để lâu, các món tái, sống như gỏi cá, nem chua, tiết canh…

- Hạn chế tối đa uống rượu bia, tốt nhất là không nên uống, vì tất cả rượu bia, đặc biệt là rượu mạnh đều gây kích thích dạ dày và làm chậm quá trình chữa lành bệnh.

2.3. Cách chế biến

- Nên ăn thức ăn nấu mềm, chín, giàu dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho niêm mạc ruột như: Sữa, cháo, súp hay các món hầm mềm, ninh. Tránh ăn thực phẩm thô cứng, nhiều xơ, gân…

- Khi ăn nên nhai kỹ, ăn chậm. Nên chia nhiều bữa nhỏ trong ngày, không ăn quá no tránh gây áp lực cho dạ dày. Tuy nhiên cũng không nên để quá đói mới ăn.

- Không ăn quá khuya sát giờ đi ngủ. Sau khi ăn không nên vận động mạnh, không chạy nhảy, tập thể dục hay làm việc quá sức ngay.
 

Nguồn tin: Huỳnh Trang (Theo SKĐS):

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
PHÁP ĐIỂN
Thống kê
  • Đang truy cập115
  • Hôm nay17,455
  • Tháng hiện tại249,969
  • Tổng lượt truy cập41,542,778
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây