Người có HIV tăng nguy cơ nhiễm đậu mùa khỉ

Thứ ba - 31/10/2023 21:07
Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh đậu mùa khỉ, nhưng nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ cho thấy khoảng 40% số ca được chẩn đoán mắc bệnh đậu mùa khỉ ở Hoa Kỳ cũng nhiễm HIV.
Đậu mùa khỉ là một bệnh truyền nhiễm do virus đậu mùa khỉ gây ra.
Đậu mùa khỉ là một bệnh truyền nhiễm do virus đậu mùa khỉ gây ra.

1. Người nhiễm HIV có nguy cơ đồng nhiễm bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây lan qua tiếp xúc gần gũi, thường xuyên da kề da với người mắc bệnh. Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh đậu mùa khỉ, nhưng nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ cho thấy khoảng 40% số người được chẩn đoán mắc bệnh đậu mùa khỉ ở Hoa Kỳ cũng nhiễm HIV.

Ngoài ra, những người bị suy giảm khả năng miễn dịch như những người nhiễm HIV không được điều trị có thể mắc bệnh nặng hơn hoặc thậm chí tử vong.

Trên thực tế, một nghiên cứu của CDC cho thấy có 38 trường hợp tử vong liên quan đến đậu mùa khỉ ở Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ ngày 10/5/2022 đến ngày 7/3/2023 đều dương tính với HIV. Trong số đó có 24 người nhiễm HIV ở giai đoạn nặng.

Hầu hết những người có HIV nếu không được điều trị sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch. Có một số bằng chứng cho thấy ở những người nhiễm HIV, tình trạng suy giảm miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc và khi mắc bệnh các triệu chứng thường nghiêm trọng hơn, dễ dẫn đến tử vong vì bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, cần nhiều dữ liệu hơn để hiểu điều này một cách đầy đủ.

2. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ

Các triệu chứng sớm phổ biến nhất của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm: sốt, nhức đầu, đau cơ, đau lưng, năng lượng thấp và sưng hạch

Trong khi một số người mắc đậu mùa khỉ có các triệu chứng nhẹ, những người khác có thể phát triển các triệu chứng nghiêm trọng hơn và cần được chăm sóc tại cơ sở y tế. Những người có nguy cơ mắc bệnh nặng hoặc biến chứng cao hơn bao gồm những người đang mang thai, trẻ em và những người bị suy giảm miễn dịch.

Tiếp theo hoặc kèm theo là sự phát triển của phát ban kéo dài từ 2-3 tuần. Phát ban có thể xuất hiện ở mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mắt, miệng, cổ họng, háng và vùng sinh dục và/hoặc hậu môn của cơ thể. Số lượng tổn thương có thể dao động từ vài chục nốt đến vài nghìn nốt ban.

Bệnh đậu mùa khỉ tiến triển ban theo tính chất tuần tự từ rát (tổn thương có nền phẳng); sẩn (tổn thương cứng hơi nhô cao); mụn nước (tổn thương chứa đầy dịch trong); mụn mủ (tổn thương chứa đầy dịch vàng); đóng vảy khô và bong ra, có thể để lại sẹo.

Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ sẽ tự biến mất trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, ở một số người, nhiễm trùng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm và thậm chí tử vong. Các biến chứng của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm nhiễm trùng da thứ phát, viêm phổi, lú lẫn và các vấn đề về mắt. Trẻ sơ sinh, trẻ em và những người bị suy giảm miễn dịch tiềm ẩn có thể có nguy cơ mắc các triệu chứng nghiêm trọng hơn và tử vong do bệnh.

Những năm trước đây, khoảng 1-10% số người mắc bệnh đậu mùa khỉ đã tử vong. Nhưng con số này có thể là ước tính quá cao vì trước đây việc giám sát bệnh đậu khỉ thường bị hạn chế. Tại các quốc gia mới bị ảnh hưởng, nơi đợt bùng phát hiện nay đang diễn ra, cho đến nay vẫn chưa có trường hợp tử vong nào. Điều quan trọng cần lưu ý là tỷ lệ tử vong ở các khu vực khác nhau có thể khác nhau do một số yếu tố, chẳng hạn như khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

3. Cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ ở người nhiễm HIV

Những người sống chung với HIV biết được tình trạng của mình và được tiếp cận và sử dụng phương pháp điều trị đúng cách có thể đạt đến mức ức chế virus. Điều này có nghĩa là hệ thống miễn dịch của họ ít bị tổn thương hơn trước các bệnh nhiễm trùng khác so với khi không được điều trị. Tại Hoa Kỳ, một số người trong đợt bùng phát hiện nay đã dương tính với HIV, nhưng có rất ít trường hợp nặng, có thể là do tình trạng nhiễm HIV của họ đã được kiểm soát tốt.

Để phòng ngừa hiệu quả bệnh đậu mùa khỉ, những người có trên một bạn tình, bao gồm cả những người nhiễm HIV, được khuyến khích thực hiện các bước để giảm nguy cơ tiếp xúc với bệnh thủy đậu bằng cách tránh tiếp xúc gần với bất kỳ ai có triệu chứng.

Phòng nhiễm bệnh đậu mùa khỉ bằng cách hạn chế tiếp xúc gần với người đã mắc bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh. Tránh tiếp xúc trực tiếp với các loài động vật có nguy cơ nhiễm bệnh, nhất là ở các khu vực có xuất hiện bệnh (kể cả động vật sống lẫn chết).

Thường xuyên rửa tay bằng dung dịch khử khuẩn, nhất là khi tiếp xúc các bề mặt nơi công cộng. Làm sạch và khử trùng môi trường xung quanh, tránh tiếp xúc với các vật dụng hằng ngày của người bị nhiễm bệnh.

Giảm số lượng bạn tình có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh, thực hành tình dục an toàn.

Vaccine đóng vai trò quan trọng đối với những người mắc các bệnh mạn tính như HIV. HIV cũng có thể khiến người bệnh dễ gặp các biến chứng nghiêm trọng do những căn bệnh dù là thông thường. Đó là lý do tại sao việc tiêm vaccine được khuyến nghị là một phần quan trọng trong quá trình chăm sóc y tế tổng thể đối với người nhiễm HIV.

Người nhiễm HIV thuộc nhóm người có nguy cơ lây nhiễm cao có thể tiêm vaccine phòng đậu mùa để hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh. Theo nghiên cứu, vaccine đậu mùa có thể hạn chế 85% mắc bệnh đậu mùa khỉ và làm giảm mức độ nặng của bệnh.

Nếu lỡ tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh hoặc môi trường có thể đã bị nhiễm virus, hãy theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu và triệu chứng trong 21 ngày kể từ lần cuối tiếp xúc.

Khi phát hiện có các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ, hãy liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm và chăm sóc. Cho đến khi nhận được kết quả xét nghiệm, tốt nhất là hãy chủ động cách ly bản thân khỏi những người khác.

Nguồn tin: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Bến Tre::

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

CÔNG KHAI GIÁ BYT
Cổng thông tin tiếp nhận,xử lýphản ánh hiện trường
PHÁP ĐIỂN
Thống kê
  • Đang truy cập64
  • Hôm nay60,964
  • Tháng hiện tại1,132,471
  • Tổng lượt truy cập40,521,516
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nội dung cung cấp trên website Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bến Tre:

Liên kết websites
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây